Tất cả sản phẩm

Nhằm giúp quý khách hàng thuận tiện trong việc tra cứu danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu để phục vụ cho công việc; Công ty Luật VietLawyer cập nhật danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu 2023 như sau: STT Mô tả hàng hóa Bộ, Cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý 1 Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự. Bộ Quốc Phòng 2 Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông. Bộ Công an 3 a) Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 77/2016/NĐ-CP, Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP). b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Nghị định 82/2022/NĐ-CP). Bộ Công thương 4 Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: a) Hàng dệt may, giày dép, quần áo. b) Hàng điện tử. c) Hàng điện lạnh. d) Hàng điện gia dụng. đ) Thiết bị y tế. e) Hàng trang trí nội thất. g) Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác. h) Xe đạp. i) Mô tô, xe gắn máy. Bộ Công thương 5 Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng. Bộ Thông tin và Truyền thông 7 a) Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính 2010. c) Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện 2009. Bộ Thông tin và Truyền thông 8 a) Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên. b) Các loại ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. c) Các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung. d) Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. Bộ Giao thông vận tải 9 Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm: a) Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe bốn bánh có gắn động cơ. b) Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng, khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới), c) Các loại ô tô đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu. d) Các loại ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc (trừ các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc chuyên dùng), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ đã qua sử dụng loại quá 5 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu. đ) Ô tô cứu thương. Bộ Giao thông vận tải 10 Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 11 Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên nhập khẩu vì mục đích thương mại. b) Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C. Bộ Tài nguyên và Môi trường 14 Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole. Bộ Xây dựng Trên đây là danh mục 14 hàng hóa cấm nhập khẩu năm 2023, Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ về pháp luật doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer, để được hỗ trợ giải đáp.
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô | Giấy phép con - Kinh doanh nhập khẩu ô tô là ngành, nghề có vốn điều lệ và doanh thu cao. Tuy nhiên, ngành, nghề nhập khẩu ô tô là ngành, nghề có điều kiện. Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu ô tô cần đề nghị cấp Giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp Giấy chứng nhận phép kinh doanh nhập khẩu ô tô 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô  Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau: - Có sơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp. - Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô  Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị); - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - 1 Bản sao; - Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nhập khẩu - 1 Bản sao; - Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô; - 1 Bản sao; - Văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam - 1 Bản sao. 3. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô  3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tới Bộ Công thương. Bước 2: - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp. - Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực của các điều kiện. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp. Trường hơp không cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp, Bộ Công thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là 10 ngày làm việc. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Trân trọng./.
 
hotline 0927625666