Tất cả sản phẩm

Quyền Phản Tố Và Những Lợi Ích Sát Sườn Của Của Bị Đơn - là chủ đề mà các bị đơn ít quan tâm nhưng lại là quyền lợi quan trọng của họ. Yêu cầu phản tố là một khái niệm pháp lý được sử dụng trong thủ tục tố tụng dân sự nhằm đảm bảo sự công bằng trong các tranh chấp dân sự. Bài viết dưới đây, VietLawyer sẽ chia sẻ tới bạn đọc Quyền Phản Tố Và Những Lợi Ích Sát Sườn Của Của Bị Đơn. 1.Phản tố là gì? Yêu cầu phản tố thực chất là việc kiện ngược lại của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo đó, yêu cầu phản tố phải theo kèm một số điều kiện để tránh nhầm lẫn với yêu cầu độc lập của bị đơn. 2.Các điều kiện để nhận diện yêu cầu phản tố Theo Điều 200 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:  "Điều 200. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn 1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. 2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn. 3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải." Từ điều trên có thể xác định các điều kiện để nhận diện một yêu cầu phản tố được coi là hợp lệ bao gồm đầy đủ các yếu tố sau:  1. Là yêu cầu về nội dung liên quan đến vụ án, không phải là yêu cầu liên quan đến thủ tục tố tụng. 2. Là yêu cầu mới, không cùng với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan 3. Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có sự liên quan và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho vụ án giải quyết được triệt để và chính xác hơn hoặc việc chấp nhận yêu cầu phản tố dẫn đến loại trừ hoặc bù trừ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan 4. Cùng quan hệ tranh chấp với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan (cùng trong một loại tranh chấp dân sự; kinh doanh thương mại; lao động) 5. Bị đơn đưa ra nhằm mục đích buộc nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải thực hiện nghĩa vụ dân sự với bị đơn. Tại Tại Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến giải quyết các tranh chấp dân sự, tư vấn yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, đồng thời có thể là đại diện theo ủy quyền cho khách hàng.
 
hotline 0927625666