Tất cả sản phẩm

Thủ tục đăng ký mở phòng khám tư nhân như thế nào? Hãy cùng Vietlawyer cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé! 1. Điều kiện mở phòng khám tư nhân Theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, các cơ sở phòng khám tư nhân có thể hoạt động dưới 02 hình thức: - Phòng khám đa khoa; - Phòng khám chuyên khoa. Căn cứ Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, điều kiện hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh như sau: - Có Giấy phép đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh); - Có Giấy phép hoạt động ngành, nghề khám bệnh, chữa bệnh (giấy phép con). Trong đó, Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định điều kiện để xin Giấy phép hoạt động ngành, nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: - Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; - Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn; - Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng; 2. Hồ sơ đăng ký mở phòng khám tư nhân - Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động. - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài ( Bản sao). - Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ( Bản sao). - Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm phòng khám. - Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm của những người hoạt động trong phòng khám. - Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh. -  Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Hợp đồng thu gom rác thải. 3. Thẩm quyền cấp phép - Sở Y tế tỉnh, thành phố. 4. Trình tự, thủ tục mở phòng khám tư nhân Bước 1: Nộp hồ sơ Cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Y tế tại nơi đặt cơ sở khám chữa bệnh. - Trường hợp nộp trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận ghi phiếu tiếp nhân hồ sơ cho người nộp hồ sơ; - Trường hợp nộp qua đường bưu điện: trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ - Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận phải cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở kinh doanh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Bước 3: Nhận kết quả * Lệ phí giải quyết: 4,3 triệu đồng (theo Thông tư 11/2020/TT-BTC). Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về hồ sơ đăng ký mở phòng khám tư nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại https://vietlawyer.vn/  như chữ ký số, hóa đơn điện tử... "Hồ sơ đăng ký mở phòng khám tư nhân"
 
hotline 0927625666