Xác định lãi vay trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng từ 01/01/2017 - Việc phải trả nợ là nghĩa vụ bắt buộc khi đi vay người khác. Tuy nhiên, một số người đến thời hạn trả nợ nhưng trốn tránh không trả. Tuy nhiên người cho vay không xác định được lãi và lãi suất mình cần phải đòi là bao nhiêu. Công ty luật Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc cho các khách hàng có các hợp đồng vay tài sản được xác lập từ 01/01/2017 liên quan đến cách tính lãi của khoản vay chưa trả.
I/ Điều kiện áp dụng
1. Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng
2. Hợp đồng được xác lập từ 01/01/2017
3. Hợp đồng được xác lập trước ngày 01/01/2017 nhưng chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ trả nợ, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự 2015
II/ Cách xác định lãi suất của hợp đồng vay tài sản.
1. Nếu lãi suất vay ghi trong hợp đồng vay tài sản hoặc thỏa thuận ngoài hợp đồng vay tài sản nhưng dưới 20%/năm thì lãi suất được xác định theo lãi suất được ghi trong hợp đồng hoặc theo thỏa thuận ngoài hợp đồng vay.
2. Nếu lãi suất vay ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận ngoài hợp đồng trên 20%/năm thì lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Do vậy lãi suất được xác định là 20%/năm.
3. Nếu lãi suất vay được thỏa thuận ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, không xác định rõ được lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác đinh là 10%/năm
III/ Cách xác định lãi vay của hợp đồng vay tài sản.
Trường hợp 1: Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ
Tòa án xác định bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc).
Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng có viết giấy vay ngày 05/02/2017, trong đó không có thỏa thuận về lãi suất, hẹn đến 05/04/2017 trả. Đến ngày 05/4/2017, B không trả tiền vay của A nên ngày 05/6/2017 A khởi kiện đến Tòa án yêu cầu buộc B phải trả số tiền vay là 100.000.000 đồng và lãi suất theo quy định của pháp luật từ ngày 05/4/2017 đến ngày xét xử sơ thẩm. Ngày 05/9/2017, Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án thì B phải trả cho A số tiền gốc là 100.000.000 đồng và lãi suất là: (100.000.000 đồng x 10%/năm) x 5 tháng = 4.166.666 đồng.
Trường hợp 2: Hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi
Bên vay phải trả lãi gồm có: Lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ lãi và lãi trên nợ gốc quá hạn.
Cụ thể:
- Lãi trên nợ gốc (lãi trong hạn đối với hợp đồng vay có lãi, có kỳ hạn; lãi trong thời hạn từ thời điểm vay đến thời điểm yêu cầu trả nợ đối với hợp đồng vay có lãi, không kỳ hạn) = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm hoặc 50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm nếu không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất tại thời điểm trả nợ) x thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc.
- Lãi trên nợ lãi chưa trả = (nợ lãi chưa trả) x (50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm) x thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc.
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận) x thời gian chậm trả nợ gốc.
Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng có viết giấy vay ngày 02/2/2018 hẹn đến 02/02/2019 sẽ trả. Trong giấy vay, các bên có thỏa thuận B phải trả A lãi suất hàng tháng là 12%/năm, quá hạn B không trả thì phải chịu lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả là 150% của 12% và chịu lãi trên nợ lãi chưa trả. Đến ngày 02/02/2019, B không trả A 100.000.000 gốc nên đến ngày 02/3/2019 A khởi kiện B đến Tòa án yêu cầu B phải trả A gồm: Tiền gốc là 100.000.000 đồng, tiền lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ lãi và lãi trên nợ gốc quá hạn. Quá trình vay B chưa lần nào trả tiền lãi cho A. B phải trả A các khoản lãi theo thỏa thuận gồm:
Tiền lãi trên nợ gốc = (100.000.000 đồng x 12%/năm) x 12 tháng = 12.000.000 đồng.
Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả = (12.000.000 đồng x 10%/năm) x 12 tháng = 1.200.000 đồng.
Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn = (100.000.000 đồng x 150% x 12%) x 1 tháng = 18.000.000 đồng.
Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/