Tất cả sản phẩm

Mức thanh toán trực tiếp BHYT trong việc khám, chữa bệnh là vấn đề được đông đảo người dân quan tâm. Vậy Nhà nước đã có những văn bản quy định như thế nào về mức thanh toán BHYT? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Theo Công văn 3687/BYT-BH, mức hưởng BHYT theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hoặc trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2024 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2024: + Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; Khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở. + Chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở: tương đương thấp hơn 351.000 đồng. Mức thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh khi lương cơ sở tăng lên là bao nhiêu? Về mức thanh toán trực tiếp theo quy định tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP từ 01/7/2024 hoặc trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2024 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2024 như sau: Trường hợp Mức thanh toán trực tiếp BHYT   Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế.   Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 351.000 đồng.   Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế.   Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 351.000 đồng.   Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế.   Tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 2.340.000 đồng.   Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế.   Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 5.850.000 đồng. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế Mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT như sau: - Trường hợp người bệnh vào viện từ ngày 01/7/2024: tương đương không vượt quá 105.300.000 đồng. - Trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2024 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2024, mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật được xác định theo thời điểm kết thúc dịch vụ kỹ thuật và tính chi phí theo 02 thời điểm như sau: + Trước ngày 01/7/2024: Áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tương đương không vượt quá 81.000.000 đồng. + Từ ngày 01/7/2024: Áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP tương đương không vượt quá 105.300.000 đồng. - Từ 01/7/2024 và trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2024 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2024 thì số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở để xác định quyền lợi không cùng chi trả theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP lớn hơn số tiền được xác định như sau: Đối với các trường hợp có số tiền cùng chi trả từ 01/01/2024 đến trước ngày 01/7/2024 đã đủ hoặc vượt quá 6 tháng lương cơ sở thì được hưởng quyền lợi theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và không áp dụng công thức này. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Con người từ khi sinh ra đã mang một giới tính nhất định. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, không phải lúc nào giới tính của một người cũng được hoàn thiện sẵn khi người đó ra đời. Lúc này, việc xác định lại giới tính cho họ là sự tôn trọng cũng như cần thiết. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định khi nào được xác định lại giới tính? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Khái niệm giới tính    Theo Khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006: “2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.”    Như vậy, giới tính chỉ sự khác biệt giới về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học). Theo đó, giới tính chỉ bao gồm nam và nữ. Khi nào được xác định lại giới tính    Căn cứ Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định: “1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.”    Như vậy, việc xác định giới tính của một người được thực hiện trong các trường hợp sau:    - Giới tính bị khuyết tật bẩm sinh: Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật.    - Chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính: Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính. Nguyên tắc xác định lại giới tính    Điều 3 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định lại giới tính như sau:    - Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.    - Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính.    - Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân sau khi xác định lại giới tính    - Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch;    - Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Xử phạt hành chính về xác định lại giới tính    Các mức phạt hành chính về xác định lại giới tính được quy định tại Điều 45 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể:    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:    + Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác;    + Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính (Ngoài ra người có hành vi vi phạm còn phải xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử).    - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Việc phân biệt tội “giết người” với tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” trong nhiều trường hợp rất phức tạp và dễ gây nhầm lẫn. Vậy hai tội danh trên có những điểm điểm gì cần lưu ý để dễ phân biệt?  Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Tiêu chí Tội giết người (Điều 123) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134) Khách thể của tội phạm Xâm phạm quyền nhân thân - quyền sống của người khác Xâm phạm quyền nhân thân - quyền được tôn trọng, bảo hộ về sức khỏe của con người Hành vi nguy hiểm cho xã hội Tước đoạt một cách trái pháp luật tính mạng người khác bằng hình thức hành động hoặc không hành động. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội Làm cho nạn nhân chết. Trường hợp nếu nạn nhân chưa chết thì tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Làm cho nạn nhân thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của họ.   Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự Có hành vi tước đoạt tính mạng của người khác. Có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dước 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc hay tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Chủ thể của tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Mục đích phạm tội Nhằm tước đoạt tính mạng của người khác. Nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trường hợp có hậu quả chết người nằm ngoài ý muốn của người phạm tội. Hình thức lỗi Cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Cố ý trực tiếp. Chuẩn bị phạm tội Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Lưu ý Trường hợp mặc dù nạn nhân chưa chết nhưng người phạm tội dùng dao to, sắc, nhọn, chém hoặc đâm vào những chỗ hiểm yếu trên cơ thể nạn nhân như đầu, ngực, bụng hoặc dùng gậy to, nặng, sắc cạnh vụt mạnh vào đầu... vẫn định tội danh là Tội giết người. Thương tích dẫn đến chết người trước hết là thương tích nặng làm cho nạn nhân chết vì thương tích nặng này, có nghĩa là giữa thương tích và cái chết của nạn nhân phải có mối quan hệ nhân - quả với nhau. Ví dụ: Đâm vào hông nạn nhân làm nạn nhân bị đứt tĩnh mạch hông và do bị mất nhiều máu nên nạn nhân bị chết. Cũng coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trường hợp gây thương tích không phải là thương tích nặng, nhưng vì nạn nhân là người quá già yếu, có bệnh nặng, việc gây thương tích làm cho nạn nhân bị chết sớm hơn, nếu không bị gây thương tích thì nạn nhân chưa chết.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Trẻ em luôn là một trong những đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ hàng đầu ở bất cứ quốc gia nào, bao gồm cả Việt Nam, thế nhưng những hành vi bạo hành trẻ em hiện nay vẫn đang xảy ra hằng ngày. Bạo lực, ngược đãi, đánh đập trẻ em không phải là chuyện hiếm thấy, không ít vụ việc đã được đưa ra xét xử hình sự theo quy định pháp luật. Một số người thắc mắc rằng trong trường hợp chỉ gây thương tích cho trẻ dưới 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Đánh đập trẻ em gây thương tích dưới 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?      Căn cứ theo Điều 1 Luật trẻ em 2016 giải thích định nghĩa về trẻ em: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.      Căn cứ theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê; m) Có tính chất côn đồ; n) Tái phạm nguy hiểm; o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. ...      Theo quy định trên, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (cố ý xâm phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác) mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.      Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác nêu trên thì không cần thỏa điều kiện về tỷ lệ tổn thương, thương tật của cơ thể nạn nhân, tức chỉ cần có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó có trường hợp đối với những người dưới 16 tuổi.      Cũng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trẻ em được xác định là những người dưới 16 tuổi. Cho nên người có hành vi đánh đập, ngược đãi trẻ em dù gây thương tích dưới 11% thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Người đánh đập trẻ em gây thương tích dưới 11% có mặc nhiên bị khởi tố khi vụ việc bị phát hiện không? Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) có quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, theo đó: 1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. 2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. 3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.      Như vậy, nếu như người có hành vi đánh đập trẻ em gây thương tích dưới 11% thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì vụ việc này chỉ bị khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người đại diện của bị hại. Nếu rơi vào các khoản khác của Điều 134 thì khi vụ việc bị phát hiện, cơ quan có thẩm quyền xác định có đủ cơ sở thì sẽ khởi tố vụ án hình sự mà không cần có sự yêu cầu của bị hại hay người đại diện của bị hại.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề trường hợp chỉ gây thương tích cho trẻ dưới 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Người 16 tuổi có thể làm những công việc gì theo quy định của pháp luật. - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  I. Những công việc người 16 tuổi có thể được làm theo quy định của pháp luật Căn cứ Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTXH quy định danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, cụ thể như sau: "I. Nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ (1) Biểu diễn nghệ thuật. (2) Vận động viên thể thao. (3) Viết văn, viết báo. (4) Lập trình phần mềm. (5) Các nghề truyền thống: chấm men gốm; làm giấy dó; làm nón lá; se nhang; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen. (6) Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp... để gắn trên tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy. (7) Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón. (8) Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ trường hợp vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói). (9) Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công. (10) Đưa tin, thư bưu phẩm, bưu kiện; đóng gói bưu phẩm. (11) Bán hàng tận nhà; bán hàng qua điện thoại; bán hàng trực tuyến. (12) Đánh giày; chế biến, bán hàng thực phẩm trên hè phố. (13) Gia sư; quét dọn, giúp việc trong các gia đình; phụ giúp vệ sinh nhà cửa. (14) Bảo vệ, trông xe các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hàng. (15) Thu tiền từ máy bán hàng tự động, ghi số từ các đồng hồ; thu ngân, bán hàng trong siêu thị. (16) Công việc trong nhà hàng, quán ăn, quán cà phê: lễ tân, pha chế đồ uống, phụ bàn, phụ bếp, đầu bếp, tạp vụ. (17) Công việc văn phòng: photo, đánh máy, trực điện thoại. (18) Dịch vụ bán hàng: quần áo, giày dép, sách báo, tạp hóa. (19) Sơ chế nông sản: phân loại, gọt vỏ, bóc vỏ, tách nhân, đóng gói. (20) Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa. (21) Nuôi gia súc, gia cầm, nuôi giun, dế, côn trùng không độc hại, nguy hiểm. II. Nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm ban đêm 1. Biểu diễn nghệ thuật. 2. Vận động viên thể thao./."   II. Thời gian làm việc theo quy định của người 16 tuổi  Căn cứ khoản 2 Điều 146 Bộ luật lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, cụ thể: " Điều 146. Thời giờ làm việc của người chưa thành niên ... 2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành." Như vậy, lao động chưa thành niên 16 tuổi không được làm việc quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. III. Các công việc cấm sử dụng người 16 tuổi Căn cứ theo Khoản 2 Điều 143 Bộ luật lao động 2019 quy định về lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi như sau: "Điều 143: Lao động chưa thành niên ... 2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này." Căn cứ theo Điều 147 Bộ luật lao động 2019 quy định về công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, cụ thể: " Điều 147. Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi 1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây: a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác; c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; đ) Phá dỡ các công trình xây dựng; e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ; h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên. 2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây: a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; b) Công trường xây dựng; c) Cơ sở giết mổ gia súc; d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử; đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên. 3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm h khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này." - Lưu ý: + Cần lưu ý thêm, việc giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó (Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 18 Bộ luật lao động 2019). + Việc sử dụng lao động là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) phải tuân theo những nguyên tắc tại Điều 144 Bộ luật lao động 2019. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Người 16 tuổi có thể làm những công việc gì theo quy định của pháp luật". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Xử phạt hành vi buôn bán người qua biên giới – Hiện nay, nạn buôn bán người qua biên giới đang xảy ra rất nhiều. Đặc biệt là buôn người qua Campuchia qua hình thức tuyển nhân viên làm việc nhẹ lương cao. Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin xử phạt hành vi buôn bán người qua biên giới trong bài viết sau đây. 1. Hành vi buôn bán người qua biên giới là như thế nào? Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về định nghĩa của hành vi mua bán người mà chỉ liệt kê các hành vi mua bán người. Nhưng có thể hiểu hành vi mua bán người là hành vi vi phạm pháp luật trực tiếp xâm phạm đến các quyền được pháp luật bảo vệ của công dân về tính mạng, danh dự và sức khỏe của người bị hại. Mua bán người có nhiều hình thức như bắt cóc, lừa gạt, dụ dỗ, môi giới việc làm hay trao đổi trực tiếp người bị hại cho đối tượng mua bán khác. Có thể lợi dụng trong tình trạng nạn nhân bị khống chế, mất năng lực phản kháng và không đồng thuận với quyết định của người phạm tội. Mua bán người còn được quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự.  “1. Mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; b) Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; c) Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này. 2. Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; b) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; c) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; d) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.” 2. Xử lý hành vi buôn người qua biên giới 2.1. Đối với trường hợp người từ 16 tuổi trở lên Căn cứ điều 150 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Vì động cơ đê hèn; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; e) Đối với từ 02 đến 05 người; g) Phạm tội 02 lần trở lên. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đ) Đối với 06 người trở lên; e) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.2. Đối với trường hợp người dưới 16 tuổi Theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; b) Lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để phạm tội; c) Đối với từ 02 người đến 05 người; d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Vì động cơ đê hèn; h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; e) Đối với 06 người trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về xử phạt buôn bán người qua biên giới . Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
    Trẻ em phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Trẻ em bị kết án thì có án tích không? Trên thực tế trường hợp trẻ em phạm tội không hề hiếm gặp, do thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như đang trong độ tuổi tâm sinh lý bất ổn mà nhiều trường hợp trẻ em vô tình vi phạm pháp luật. Vậy trường hợp trẻ em phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có bị coi là có án tích không - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Trẻ em phạm tội thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?     Căn cứ theo Điều 1 Luật trẻ em 2016 quy định về định nghĩa trẻ em: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.     Có thể hiểu, trẻ em theo quy định của pháp luật là người dưới 16 tuổi.     Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.     Như vậy, trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự cụ thể: + Tội giết người (Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội hiếp dâm (Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội cưỡng dâm (Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội mua bán người (Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội cướp giật tài sản (Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội đua xe trái phép (Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội khủng bố (Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) + Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).     Trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Trẻ em phạm tội bị kết án thì có án tích không?     Căn cứ theo Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về xóa án tích như sau: 1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi; b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.     Như vậy, Trẻ em phạm tội là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội bị kết án được coi là không có án tích. 3. Trẻ em phạm tội thì có áp dụng hình phạt tù có thời hạn không?     Căn cứ theo Khoản 2 Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về phạt tù có thời hạn được quy định như sau: 2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.     Như vậy, trẻ em phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù.     Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề trẻ em phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có bị coi là có án tích không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
    Tội phạm là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của xã hội, tùy loại tội phạm và mức độ hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà pháp luật có mức phạt cụ thể khác nhau. Thời gian qua, xuất hiện không ít trường hợp người cao tuổi phạm tội, bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy những trường hợp người cao tuổi phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Khi nào được coi là người cao tuổi, người già yếu theo quy định?    Căn cứ theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về độ tuổi được xem là người cao tuổi cụ thể như sau: Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.     Như vậy, mọi công dân VIệt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên thì đều là người cao tuổi theo quy định của người cao tuổi.     Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) không quy định cụ thể như thế nào là người cao tuổi mà chỉ đề cập các trường hợp người "già yếu", "người từ đủ 70 trở lên", "người từ đủ 75 tuổi trở lên" trong các quy định xử lý trách nhiệm của người cao tuổi phạm tội hình sự hay người cao tuổi là người bị hại. 2. Trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi như thế nào? - Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Cụ thể, theo Điểm o Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: ... o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; - Tha tù trước thời hạn có điều kiện     Theo Điểm e Khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định trường hợp người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên được tha tù trước thời hạn có điều kiện như sau: Điều 66. Tha tù trước thời hạn có điều kiện 1. Người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây: ... e) Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn. Trường hợp người phạm tội là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì thời gian đã chấp hành ít nhất là một phần ba hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn; - Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 75 tuổi trở lên     Căn cứ theo Khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về không thi hành án tử hình thuộc các trường hợp như sau: Điều 40. Tử hình ... 3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. - Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự     Căn cứ theo Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về hành vi che giấu tội phạm: 2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.     Căn cứ theo Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về hành vi không tố giác tội phạm: 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. - Cải tạo không giam giữ     Căn cứ theo Khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với người cao tuổi như sau: 4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần. Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng. Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự. 3. Một số quy định khác liên quan đến người già yếu trong Bộ luật Hình sự     Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) sử dụng thuật ngữ “người già yếu” tại rất nhiều điều, khoản. Quy định tăng nặng đối với trường hợp thực hiện hành vi phạm tội đối với người già yếu như: - Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm về tội danh hành hạ người khác đối với người già yếu (điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); - Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm về tội danh cướp giật tài sản đối với người già yếu (điểm g khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);…     Như vậy, theo các quy định nêu trên, người đủ 70 tuổi trở lên được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, được tha tù trước thời hạn có điều kiện,... và không bị áp dụng hình phạt tử hình với người đủ 75 tuổi trở lên. Có thể thấy hiện nay pháp luật vẫn chưa có sự thống nhất giữa các thuật ngữ “người già yếu”, “người từ 70 tuổi trở lên”. Dẫn đến vướng mắc là người từ đủ 70 trở lên có được xem người già yếu hay không và ngược lại, gây không ít khó khăn trong áp dụng pháp luật.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề trường hợp người cao tuổi phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trên quy định pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer chia sẻ đến quý khách hàng bài viết về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2023 của nam giới như sau:  Theo quy định tại Điều 169, Khoản 1, Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ, kể từ ngày 1/1/2021 tuổi nghỉ hưu của lao động nam làm việc trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028. Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thuộc một trong các trường hợp dưới đây: - Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; - Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021); - Có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021) từ đủ 15 năm trở lên; - Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thêm một trong các điều kiện sau: - Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; - Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Người lao động không bị quy định giới hạn về tuổi đời khi đã có đủ 20 năm đóng BHXH và thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; - Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Cho mượn xe, người mượn xe gây tai nạn, chủ xe có phải chịu trách nhiệm liên đới không? Trong cuộc sống hàng ngày, thực tế việc cho bạn bè, người thân mượn xe để đi chơi, đi làm,... là chuyện xảy ra khá thường xuyên và phổ biến vậy trong trường hợp người mượn điều khiển xe gây tai nạn thì chủ xe có phải chịu trách nhiệm gì không - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Trường hợp tai nạn do lỗi kỹ thuật của phương tiện Căn cứ theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, phương tiện giao thông vận tải cơ giới được xếp vào nhóm nguồn nguy hiểm cao độ. Theo đó, chủ sở hữu phương tiện giao thông phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định. Nếu phương tiện đang đi trên đường mà xảy ra sự cố như mất phanh, nổ lốp,… mà gây tai nạn thì thiệt hại xảy ra được xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo đó, chủ xe sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định cụ thể như sau: 1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Như vậy, nếu người mượn xe gây tai nạn thì người này phải có trách nhiệm bồi thường. Chủ xe chỉ phải bồi thường nếu các bên có thỏa thuận về việc chủ xe sẽ chịu trách nhiệm ngay cả khi đã giao xe cho người khác sử dụng mà gây tai nạn. 2. Trường hợp tai nạn do lỗi của người điều khiển phương tiện Trường hợp xảy ra tai nạn do hành vi vi phạm luật giao thông của người lái xe thì người này sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này. Theo đó, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người điều khiển phương tiện thì người này có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Chủ xe cho mượn phương tiện không phải bồi thường. Như vậy, thông thường, nếu cho bạn bè, người thân mượn xe gây tai nạn, chủ xe sẽ không phải bồi thường. 3. Cho mượn xe gây tai nạn nghiêm trọng, chủ xe có thể bị đi tù? Nếu cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện mượn xe mà gây tai nạn, chủ xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định cụ thể như sau: 1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Như vậy, trước khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần cân nhắc kỹ về giấy phép lái xe, tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích khác của người mượn xe để tránh được các rủi ro nêu trên. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự - Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một nội dung rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân người phạm tội. Việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội nhưng vừa phải đạt được mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi, kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Luật hình sự Việt Nam căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước, cũng như dựa vào kết quả công trình nghiên cứu khảo sát về tâm sinh lý con người và căn cứ vào chính sách hình sự qua các thời kỳ lịch sử của Nhà nước. ĐIều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 142, 143, 144, 150, 151, 168,169,170,171,173,178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này" Như vậy, luật hình sự Việt Nam không quy định độ tuổi tối đa phải chịu trách nhiệm hình sự, mà chỉ quy định độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự là tròn 14 tuổi. Tuy nhiên, có những quy định về điều kiện để áp dụng trách nhiệm hình sự, cụ thể: - Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên "phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác". Căn cứ vào tình hình phát triển chung về thể chất và tâm sinh lý của người Việt Nam, người từ đủ 16 tuổi trở lên là người đã nhận thức được tính nguy hiểm của mọi hành vi mà mình thực hiện cũng như khả năng điều khiển được hành vi ấy, do đó, phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà minh gây ra. Tuy nhiên, để xác định tính phù hợp và linh hoạt trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở một số tội phạm cụ thể, pháp luật hình sự có quy định riêng ở một số tội phạm ấy. Ví dụ: khoản 1 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: "Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi... thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm", như vậy, độ tuổi tối thiểu đối với tội danh này là trong 18 tuổi trở lên. - Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi "phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144,150,151,168,169,170,171,173,178,248,249,250,251,252,265,266,286,287,289,290,299,303 và 304 của Bộ luật này." Với quy đinh này, điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bao gồm: (1) Tội phạm thực hiện phải là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, tức là mức cao nhất của khung hình phạt trên 07 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; (2) Tội phạm thực hiện phải thuộc tội danh được quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 78, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này." Với quy định này, điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đén dưới 16 tuổi bao gồm: (1) Tội phạm thưc hiện phả là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biết nghiêm trọng, tức là mức cao nhất của khung hình phạt trên 07 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; (2) Tội phạm thực hiện phải thuộc tội danh được quy định tại các điều 123, 134, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250,  251, 252, 265, 266, 286, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự. Quy định này trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thu hẹp phạm vi đối tượng người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đã khắc phục hạn chế của các Bộ luật Hình sự trước đó. Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự 1999 đều xác định loại tội phạm và lỗi là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự mà không có sự phân loại các tội phạm cụ thể. Thực tế, người trong độ tuổi dễ bị lôi kéo, dụ dỗ để thực hiện tội phạm và họ không nhận thức được hoặc nhận thức không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mình thực hiện, ví dụ như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm chiến tranh... Do đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã giới hạn một cách cụ thể, rõ ràng các loại tội phạm và tội phạm cụ thể mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này phù hợp với nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự dựa vào yếu tố lỗi và truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế khách quan, đảm bảo quyền con người đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi nói chung và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng. Pháp luật hình sự xác định nguyên tắc tính tuổi tròn đối với chủ thể của tội phạm là cá nhân. Thuật ngữ "từ đủ" trong điều luật đã xác định một nguyên tắc khi tính tuổi là phải trong ngày, tròn tháng, tròn năm. Ví dụ: Nguyễn Văn A, sinh ngày 20/10/2002 thì phải đến ngày 20/10/2016 mới tròn 14 tuổi và đến 20/10/2018 mới tròn 16 tuổi. Trong trường hợp không xác định được ngày sinh hoặc tháng sinh của người phạm tội thì sẽ chọn ngày cuối cùng của tháng, nếu xác định được tháng sinh hoặc ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của quý, nếu xác định được quý sinh hoặc ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của năm nếu xác định được năm sinh của người phạm tội. Ví dụ: Vào ngày 20/05/2019, thực hiện hành vi giết người tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015. Qua xác minh thì cơ quan chức năng xác định được B sinh vào tháng 5/2005 mà không xác định được ngày sinh. Trong trường hợp này, sẽ lấy ngày cuối cùng của tháng 5/2005 làm ngày sinh cho B, tức B sinh ngày 31/05/2005. Như vậy, B chưa tròn 14 tuổi, nên không truy cứu trách nhiệm hình sự với B. Quy định này xuất phát trên cơ sở nguyên tắc áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự có lợi và nhân đạo cho người phạm tội. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Ngày 8-5, Công an huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) cho biết vừa bắt giữ 6 đối tượng liên quan vụ ném bom xăng, đập phá xe tải của một người dân trên địa bàn.      Cụ thể, Công an huyện Trảng Bom đang tạm giữ hình sự các đối tượng gồm: Phan Thế Anh (SN 2005, ngụ tỉnh Nghệ An), Lê Trương Đức Anh (SN 2008, ngụ TP Biên Hòa), Nguyễn Thiên Phú (SN 2009), Trần Phạm Duy Sang (SN 2006), Hán Văn Vinh (SN 2006) và Phan Đinh Việt (SN 2009, cùng ngụ tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom) để điều tra về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản.       Hành vi của nhóm đối tượng trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):  1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.     Theo điều tra bước đầu, Thế Anh có mâu thuẫn với Lê Nguyễn Hoàng Long (SN 2008, ngụ xã Hố Nai 3). Để dằn mặt Long, rạng sáng 7-5, Thế Anh đã rủ các đối tượng trên mang theo 4 chai bom xăng và 1 dao phay cùng đi đến nhà của Long để giải quyết mâu thuẫn.     Khi đến nơi, nhóm trên đã dùng bom xăng ném vào chiếc ôtô tải và đập phá trước nhà Long thuộc xã Hố Nai 3, giáp ranh xã Bắc Sơn. Tuy nhiên, ôtô trên là của gia đình anh Trần Quốc Khánh (SN 1977), không phải của gia đình Long.     Nghe tiếng động, anh Khánh mở cửa nhà ra xem thì các đối tượng bỏ chạy khỏi hiện trường. Vào cuộc điều tra, Công an huyện Trảng Bom đã bắt giữ các đối tượng gây án sau 32 giờ.     Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý các đối tượng theo quy định. Hồi chuông cảnh báo cho xã hội về tình trạng 10X đua đòi “lấy số”     Tiếp xúc với những đối tượng tội phạm mà tuổi còn đang vị thành niên, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận rất rõ là sự bồng bột, thiếu hiểu biết pháp luật của chúng. Một số đối tượng khác thì có nhận thức về cuộc sống rất sai lầm, hiểu sai về đạo lý, khi chúng cho rằng, một khi đã nhận nhau là "anh em xã hội" thì sống chết có nhau, một đứa mâu thuẫn với kẻ nào đó thì kẻ thù của một đứa sẽ là kẻ thù chung của cả nhóm.     Một đối tượng vừa tròn 17 tuổi mà chúng tôi gặp mới đây bị bắt về hành vi cố ý gây thương tích, đã tâm sự: "Lúc gặp nạn nhân, cháu muốn dừng lại lắm, muốn khuyên các em không xông lên nữa, vì không chắc đó có phải là kẻ đã có mâu thuẫn với em cháu không, nhưng cháu lại không thể vì nếu thế thì những đứa em nó lại coi thường mình. Bởi thế, cháu buộc phải hành động, dù nạn nhân không mâu thuẫn gì với cá nhân cháu, dù biết có thể sai người nhưng chém nhầm còn hơn bỏ sót".     Vậy là, với cái "lý" rất nguy hiểm, suy nghĩ sai lầm về quan điểm sống, đặc biệt hiểu sai về "đạo lý giang hồ", một bộ phận giới trẻ đang bị cuốn vào vòng xoáy tội lỗi mà chúng cứ nghĩ phải như thế mới là "anh em", phải vác dao đi chém đối thủ mới là bảo vệ "anh em".     Những suy nghĩ sai lầm này rất nguy hiểm đang len lỏi khắp các diễn dàn kín và mở, được khuyến khích bởi đội ngũ "giang hồ mạng" ngày ngày sản xuất clip tung hô cuộc sống giang hồ và các nhân vật giang hồ tù tội, vô hình trung đã trở thành "lí tưởng" và dẫn dắt một bộ phận giới trẻ đang muốn khẳng định mình bằng các cuộc chiến dao kiếm, "lấy số" bằng máu.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer liên quan đến vụ việc Bắt nhóm ném bom xăng, đập phá xe tải ở Đồng Nai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn, đại diện các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ để được giải đáp các thắc mắc. (Nguồn: Nguyễn Tuấn/ Hiền Trâm)
 
hotline 0927625666