Tất cả sản phẩm

Với nền kinh tế phát triển vượt bậc hiện nay và mức thu nhập bình quân tăng lên. Việc vay vốn đặc biệt là việc vay thế chấp tài sản tại Ngân hàng vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc vay thế chấp tại Ngân hàng giúp bạn có những khoản tiền cần thiết trong tay để đầu tư kinh doanh, hoặc trong những trường hợp khó khăn về tài chính mà không phải chịu lãi suất quá cao như vay chợ đen.   1.Khái niệm về thế chấp tài sản Khoản 1 Điều 317 BLDS 2015 quy định về Thế chấp tài sản như sau: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).” Như vậy, Thế chấp tài sản là hình thức vay nợ có tài sản đảm bảo. Khi ký cam kết vay thế chấp, người vay vẫn được quyền sở hữu và sử dụng tài sản thế chấp nhưng các giấy tờ có liên quan đến tài sản đó sẽ được ngân hàng giữ nhằm đề phòng rủi ro người vay không thể trả khoản nợ thì lúc này, toàn bộ số tài sản thế chấp sẽ thuộc về sở hữu của ngân hàng. 2.Điều kiện về tài sản thế chấp Điều 318 quy định về Tài sản thế chấp như sau: “1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.” Từ điều luật trên, Tài sản đảm bảo cần có những điều kiện sau: Tài sản thế chấp bắt buộc thuộc quyền sở hữu, quản lý hoặc sử dụng của chính khách hàng vay. Tài sản phải được pháp luật cho phép, không cấm các hoạt động mua, bán, chuyển đổi, thế chấp… Vào thời điểm ký hợp đồng bảo đảm, tài sản không xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng hoặc quản lý. 3. Điều kiện về khách hàng vay thế chấp Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về Điều kiện vay vốn như sau: “Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: 1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. 2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. 3. Có phương án sử dụng vốn khả thi. 4. Có khả năng tài chính để trả nợ. 5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.”   Từ đó, có thể rút ra điều kiện về khách hàng vay vốn như sau: - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. - Có phương án sử dụng vốn khả thi. - Có khả năng tài chính để trả nợ. - Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp - Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển để chạy đua với nhiều vùng kinh tế lớn khác. Theo đó, để có một nguồn lực mạnh về vốn nhằm phát triển hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp, nhà đầu tư đã thực hiện việc quy động thêm nguồn vốn trong đó có việc vay vốn nước ngoài. Tuy nhiên, vì một số lý do nên bên đi vay không thể trả được khoản vay đó đúng hạn. Trong trường hợp này, pháp luật cho phép chuyển đổi khoản vay nước ngoài trên thành vốn góp công ty. Trong bài viết nay, công ty luật Vietlawyer gửi cho khách hàng một số thông tin liên quan đến việc chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp 1. Khái niệm khoản vay nước ngoài Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chỉ khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay. Theo đó, khoản vay nước ngoài sẽ có 02 dạng là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức. 2. Chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp Về bản chất, việc chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp là một hình thức tăng vốn điều lệ cho Công ty. Theo đó, khi chuyển đổi khoản vay thành vốn góp/vốn điều lệ sẽ làm tăng vốn điều lệ cho công ty, đồng nghĩa với việc tăng thêm thành viên/cổ đông cho công ty. Thành viên/cổ đông mới chính là bên cho vay của Công ty. Tuy nhiên, việc góp vốn đã được hoàn tất trước khi Công ty ra quyết định tăng vốn. Số vốn góp tăng thêm tương ứng với khoản vay được hai bên thỏa thuận chuyển đổi và có thêm cổ đông/thành viên góp vốn là bên cho vay. Vì vậy, Công ty khi thực hiện chuyển đổi Công ty phải có sự chấp thuận/phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu và phải tiến hành đăng ký tăng vốn điều lệ và thành viên góp vốn với cơ quan nhà nước. 3. Một số lưu ý khi chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp Việc hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay là một trong những hình thức trả nợ vay không thông qua tài khoản vay được nhà nước cho phép. Khi thực hiện chuyển đổi khoản vay thanh vốn góp các bên phải lưu ý một số điểm như sau: 3.1. Đảm bảo tính pháp lý của khoản vay Theo đó, để khoản vay có thể chuyển đổi thành vốn góp trong công ty, các bên phải đảm bảo được tính pháp lý của khoản vay bao gồm một số điều kiện cơ bản như: – Hợp đồng vay đã được ký kết phải là hợp đồng hợp pháp và đảm bảo được tính pháp lý; – Phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo đối với khoản vay ngắn hạn và đăng ký đối – Khoản vay phải được chuyển vào đúng Tài Khoản Vốn Đầu Tư Trực Tiếp (DICA) hoặc tài khoản vay của Công ty theo đúng quy định của pháp luật. 3.2. Đảm bảo tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài Trong trường hợp góp thêm vốn, Công ty sẽ phải xem xét cả về ngành nghề của công ty đã đăng ký có ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài không. Cụ thể là tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty sau khi tăng vốn phải đảm bảo đúng tỷ lệ theo quy định pháp luật đối với những lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Theo đó, nếu việc góp vốn làm tăng tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì Công ty phải thực hiện 3.3. Đảm bảo thực hiện đầy đủ thủ tục tại cơ quan nhà nước Đối với thủ tục đăng ký tăng vốn tại Cơ quan nhà nước, Bên cho vay phải tiến hành thủ tục đăng ký mua cổ phần/phần vốn góp. Sau khi có kết quả chấp thuận, Công ty sẽ phải tiếp tục tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để thay đổi các thông tin về vốn và thành viên công ty trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) về thông tin thành viên cổ đông, nhà đầu tư, vốn điều lệ, vốn đầu tư. Ngoài ra, do đây là khoản vay nước ngoài nên khi tiến hành vay, Công ty đã phải tiến hành báo cáo đối với khoản vay ngắn hạn và đăng ký đối với khoản vay dài hạn. Vì vậy khi tiến hành chuyển đổi khoản vay, Công ty cũng phải thực hiện việc báo cáo, đăng ký thay đổi theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước đã ban hành. Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý liên quan đến chuyển khoản vay thành vốn góp, nhưng trên thực tế các cơ quan nhà nước có thể yêu cầu khác hơn tùy thuộc vào mỗi tỉnh, thành khác nhau. Ngoài ra, hoạt động chuyển đổi khoản vay thành vốn góp cũng chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật trong lĩnh vực chuyên ngành. Do đó, trong quá trình đàm phán và thực hiện thủ tục chuyển đổi, doanh nghiệp nên tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ những công ty luật am hiểu về lĩnh vực này để tư vấn và giảm thiểu rủi ro. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/    
 
hotline 0927625666