Tất cả sản phẩm

Tiền sử dụng đất là gì? Cách tính tiền sử dụng đất chuẩn nhất 1. Tiền sử dụng đất là gì? Theo khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2013, tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất sẽ được căn cứ theo giá và diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng hoặc được công nhận quyền sử dụng. 2.Cách tính tiền sử dụng đất trong từng trường hợp 2.1. Trường hợp đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng Căn cứ theo Điều 4, Nghị định 45/2014/NĐ-CP, tùy thuộc vào hình thức giao đất mà phí cấp giấy chứng nhận sẽ khác nhau. Với các cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất qua hình thức đấu giá quyền sử dụng thì cách tính tiền sử dụng là bằng số tiền trúng đấu giá.  Cụ thể trường hợp này đã được quy định trong Khoản 1, Điều 4, Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Và được sửa đổi, bổ sung ở Nghị định 135/2016/NĐ-CP. Với trường hợp đất không qua đấu giá thì tiền sử dụng đất là gì, được tính theo công thức sau: Tiền sử dụng đất = Giá đất * Diện tích đất phải nộp tiền – Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có) – Tiền sử dụng được giảm tại Điều 12 Nghị Định này (nếu có) Trong đó: Giá đất được xác định theo giá cụ thể của từng cơ quan địa phương. Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng là diện tích đất có thu tiền sử dụng đất được ghi trên quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tiền bồi thường giải phóng mặt bằng là tiền bồi thường, tiền hỗ trợ tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nhà đầu tư đã tự nguyện ứng cho Nhà nước. 2.2. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất Chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở Mức thu tiền sử dụng đất này đã quy định rõ trong Điểm b, Khoản 2, Điều 5, Nghị định 45/2014/NĐ-CP. Cụ thể, đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất chuyển sang đất ở thì tiền sử dụng đất phải nộp bằng với mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở so với tính theo giá đất nông nghiệp. Cụ thể, số tiền sử dụng đất là gì sẽ được tính theo công thức sau đây: Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở) - (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp) Trong đó, tiền sử dụng đất người dân phải nộp phải phụ thuộc vào tiền sử dụng đất theo giá đất ở và giá đất nông nghiệp tại nơi có đất và tùy từng thời điểm. Để biết cụ thể về quy định này, người dân có thể liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện. Chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở Khi sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01/07/2014 thì cách tính tiền sử dụng đất được áp dụng theo công thức sau: Tiền sử dụng đất = (Tiền sử dụng đất tính theo giá ở) - (Tiền sử dụng đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại) Trường hợp Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất 1 lần cho toàn bộ thời gian thuê, khi chuyển mục đích sử dụng sang đất ở phải chuyển từ đất thuê sang giao đất. Cách tính tiền sử dụng đất được áp dụng theo công thức sau: Tiền sử dụng đất = (Giá đất ở) - (Tiền thuê đất phải nộp 01 lần theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại) Trường hợp sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì: Tiền sử dụng đất = 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. 05 trường hợp nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất Điều 54 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: - Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2013; - Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật Đất đai 2013; - Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp; - Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước; - Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai 2013. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề tiền sử dụng đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Thủ tục xin cấp thị thực điện tử - Ngày 24/06/2023, Quốc hội nước Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Với việc thông qua Luật này, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh, nâng thời hạn tạm trú cho công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực. Trong số những thay đổi đó, phải kể đến việc nâng thời hạn của thị thực điện tử cho người nước ngoài. Việc tăng thời hạn thị thực điện tử được xem như là quy định nhằm thu hút người nước ngoài đến Việt Nam. Trong bài viết này. Công ty luật Vietlawyer sẽ cung cấp cho người đọc về thủ tục cấp thị thực điện tử tại Việt Nam. I/ Thị thực điện tử là gì ? Thị thực điện tử (E-visa) là một loại thị thực do Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài thông qua hệ thống giao dịch, điện tử. Theo đó, loại thị thực này có giá trị 01 lần hoặc nhiều lần, nghĩa là cho phép người nước ngoài được phép nhập cảnh và xuất cảnh Việt Nam, trong thời hạn hiệu lực của thị thực và không dược thay đổi mực đích thị thực Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật số 23/2023/QH15, các thị thực có ký hiệu HN, DL, EV có thời hạn không quá 90 ngày. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 2 Luật số 23/2023/QH15 sửa đổi, bổ sung khoản 3 ĐIều 7 Luật nhập cảnh  xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài ại Việt Nam, thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần, riêng đối với thị thực cấp cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật trên chỉ có giá trị một lần. Như vậy, với việc Luật số 23/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 08 năm 2023 sẽ đồng nghĩa với việc: kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023, E-visa Việt Nam được cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được nâng lên với thời hạn không quá 90 ngày. Nghĩa là E-visa sẽ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn 90 ngày. Do đó, người nước ngoài không phải làm thủ tục cấp thị thực mới.  II/ Chủ thể có thể đề nghị cấp thị thực điện tử Tùy theo từng đối tượng mà thủ tục cấp E-visa cho người nước ngoài sẽ khác nhau. Hiện nay, Cục quản lý xuất nhập cảnh đã có quy định, hướng dẫn về thủ tục đề nghị cấp E-visa đối với các đối tượng sau đây: - Người nước ngoài đang sống tại nước ngoài - Cơ quan, tổ chức mời bảo lãnh nước ngoài vào Việt Nam. Trong trường hợp làm việc tại Việt Nam, hoặc người nước ngoài là chủ sở hữu, nhà đầu tư tại Việt Nam. người nước ngoài có thể thông qua Cơ quan, Tổ chức bảo lãnh để thực hiện xin cấp Thị thực điện tử. III/ Điều kiện để xin cấp thị thực điện tử đối với người nước ngoài - Người nước ngoài đang ở nước ngoài - Có hộ chiếu hợp lệ (hồ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng trước khi làm thủ tục xin thị thực Việt Nam) - Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định tại Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam IV/ Thủ tục đề nghị cấp thị thực điện tử Như đã nêu ở trên. Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam đã quy định và hướng dẫn đối với hai đối tương đề nghị cấp E-visa là cá nhân người nước ngoài và cơ quan, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài. Nhìn chung, thời gian giải quyết hồ sơ và trình tự sẽ không quá khó so với xin visa theo các thông thường.\ Về thủ tục đối với từng đối tượng, quý khách có thể tham khảo thêm bài viết về thị thực điện tử của LawPlus tại đây V/ Một số lưu ý - Đối với các giấy tờ xuất nhập cảnh đã cấp cho công dân trước ngày Luật số 23/2023/QH15 có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong giấy tờ đó; - Trường hợp công dân đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh nhưng chưa được cấp khi Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 để giải quyết - Trường hợp người nước ngài đã được cấp E-visa hoặc nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực hoặc đề nghị cấp thị thực điện tử nhưng chưa được cấp khi Luật này có hiệu lực thi hành, thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 51/2019/QH14 Việc nâng thời hạn E-visa lên tối đa 90 ngày sẽ tạo cơ hội cho người nước ngoài muốn ở Việt Nam trong thời gian dài với nhiều mục đích như du lịch hay thăm bạn bè, người thân. Bên cạnh đó, thủ tục đề nghị cấp E-visa cũng tương đối dễ hơn, không mất quá nhiều thời gian như xin visa theo cách thông thường. Điều này sẽ góp phần thu hút ngày càng nhiều người nước ngoài đến với Việt Nam. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Bạn Tuấn ở Hải Dương có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau: "Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thuộc về ai?" - Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: 1. Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Theo quy định tại Điều 29 Luật An ninh mạng 2018 thì chế độ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được quy định cụ thể như sau: - Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng. - Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật An ninh mạng 2018 và pháp luật về trẻ em. - Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em. - Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em. 2. Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được quy định cụ thể tại Điều 54 Luật Trẻ em 2016 như sau: - Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự 1. Phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 129 BLTTHS 2015 quy định: Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. 2. Thẩm quyền phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự Căn cứ Khoản 2 Điều 129 BLTTHS 2015, những người sau đây có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. (Lệnh phong tỏa tài khoản của những người này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành) - Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. 3. Thủ tục phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự Căn cứ Khoản 3, 4 Điều 129 BLTTHS 2015: - Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. - Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản. Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. 4. Các trường hợp hủy bỏ phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự Căn cứ điều 130 BLTTHS 2015 - Biện pháp phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp: + Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; + Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; + Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội; + Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại. -Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết. Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Xác định lãi vay trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng từ 01/01/2017 - Việc phải trả nợ là nghĩa vụ bắt buộc khi đi vay người khác. Tuy nhiên, một số người đến thời hạn trả nợ nhưng trốn tránh không trả. Tuy nhiên người cho vay không xác định được lãi và lãi suất mình cần phải đòi là bao nhiêu. Công ty luật Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc cho các khách hàng có các hợp đồng vay tài sản được xác lập từ 01/01/2017 liên quan đến cách tính lãi của khoản vay chưa trả. I/ Điều kiện áp dụng 1. Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng 2. Hợp đồng được xác lập từ 01/01/2017 3. Hợp đồng được xác lập trước ngày 01/01/2017 nhưng chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ trả nợ, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự 2015  II/ Cách xác định lãi suất của hợp đồng vay tài sản. 1. Nếu lãi suất vay ghi trong hợp đồng vay tài sản hoặc thỏa thuận ngoài hợp đồng vay tài sản nhưng dưới 20%/năm thì lãi suất được xác định theo lãi suất được ghi trong hợp đồng hoặc theo thỏa thuận ngoài hợp đồng vay. 2. Nếu lãi suất vay ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận ngoài hợp đồng trên 20%/năm thì lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Do vậy lãi suất được xác định là 20%/năm. 3. Nếu lãi suất vay được thỏa thuận ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, không xác định rõ được lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác đinh là 10%/năm III/ Cách xác định lãi vay của hợp đồng vay tài sản. Trường hợp 1: Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ  Tòa án xác định bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc). Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng có viết giấy vay ngày 05/02/2017, trong đó không có thỏa thuận về lãi suất, hẹn đến 05/04/2017 trả. Đến ngày 05/4/2017, B không trả tiền vay của A nên ngày 05/6/2017 A khởi kiện đến Tòa án yêu cầu buộc B phải trả số tiền vay là 100.000.000 đồng và lãi suất theo quy định của pháp luật từ ngày 05/4/2017 đến ngày xét xử sơ thẩm. Ngày 05/9/2017, Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án thì B phải trả cho A số tiền gốc là 100.000.000 đồng và lãi suất là: (100.000.000 đồng x 10%/năm) x  5 tháng  = 4.166.666 đồng. Trường hợp 2: Hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi Bên vay phải trả lãi gồm có: Lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ lãi và lãi trên nợ gốc quá hạn. Cụ thể: - Lãi trên nợ gốc (lãi trong hạn đối với hợp đồng vay có lãi, có kỳ hạn; lãi trong thời hạn từ thời điểm vay đến thời điểm yêu cầu trả nợ đối với hợp đồng vay có lãi, không kỳ hạn) = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm hoặc 50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm nếu không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất tại thời điểm trả nợ) x thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc.  - Lãi trên nợ lãi chưa trả = (nợ lãi chưa trả) x (50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm) x thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc. - Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận) x thời gian chậm trả nợ gốc. Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng có viết giấy vay ngày 02/2/2018 hẹn đến 02/02/2019 sẽ trả. Trong giấy vay, các bên có thỏa thuận B phải trả A lãi suất hàng tháng là 12%/năm, quá hạn B không trả thì phải chịu lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả là 150% của 12% và chịu lãi trên nợ lãi chưa trả. Đến ngày 02/02/2019, B không trả A 100.000.000 gốc nên đến ngày 02/3/2019 A khởi kiện B đến Tòa án yêu cầu B phải trả A gồm: Tiền gốc là 100.000.000 đồng, tiền lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ lãi và lãi trên nợ gốc quá hạn. Quá trình vay B chưa lần nào trả tiền lãi cho A. B phải trả A các khoản lãi theo thỏa thuận gồm: Tiền lãi trên nợ gốc = (100.000.000 đồng x 12%/năm) x 12 tháng = 12.000.000 đồng. Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả = (12.000.000 đồng x 10%/năm) x 12 tháng = 1.200.000 đồng. Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn = (100.000.000 đồng x 150% x 12%) x 1 tháng =  18.000.000 đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Chưa phải là vợ chồng thì có được gặp nhau ở buồng hạnh phúc hay không? Câu hỏi của bạn Đức Cầu (ĐakLak) Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho Luật sư, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Luật sư trả lời bạn như sau: Trước hết cần phải hiểu "buồng hạnh phúc" là gì? “Buồng hạnh phúc”, “Nhà 24 giờ”, “Buồng vợ chồng”… là những cái tên thường gọi của phòng riêng trong nhà thăm gặp ở trại giam. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi đây là các phòng riêng thường dành cho các phạm nhân cải tạo tốt có cơ hội được gặp riêng vợ/chồng mình trong vòng 24h. 1.Chưa phải là vợ chồng thì có được thăm phạm nhân không? Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA “1. Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột….. 2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.” Như vậy, chưa phải vợ chồng thì vẫn có thể được thăm phạm nhân nếu Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm. Khi đến gặp phạm nhân, phải có đề nghị bằng văn bản (được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và mang theo một trong những giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; Hộ chiếu. Trường hợp không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh có xác nhận, đóng dấu. 2.Thủ tục để vợ/chồng được gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc Căn cứ Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định cụ thể thủ tục đăng ký gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc như sau: Thân nhân là vợ hoặc chồng của phạm nhân có đủ điều kiện gặp phạm nhân tại phòng riêng thì phải có giấy đăng ký kết hôn. Trước khi thăm gặp phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để thực hiện thủ tục kiểm duyệt, phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, cam kết thực hiện, chấp hành quy định về pháp luật dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành. Đặc biệt, đối với phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để đảm bảo thời gian chấp hành án phạt tù. Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng. Như vậy, chưa phải vợ chồng thì sẽ không được gặp nhau tại buồng hạnh phúc. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Anh J.K. có câu hỏi: Tôi là người Hàn Quốc đến Việt Nam, sau đó tôi làm mất hộ chiếu phổ thông mà không thông báo thì tôi bị phạt bao nhiêu? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo khoản 2 và khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mất hộ chiếu phổ thông nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau: "Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC; b) Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng hoặc trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành; khai không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC; ..." Chiếu theo quy định này, trường hợp người nước ngoài không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất hộ chiếu phổ thông thì bị xử lý hành chính mới mức phạt tương tự như người Việt Nam, cụ thể là từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Chị H. đến từ Thái Bình có câu hỏi: "Tôi là người Việt Nam hiện đang du học bên Nhật Bản, do không may tôi làm mất hộ chiếu tôi muốn xin cấp lại thì phải xin ở đâu?" Cảm ơn câu hỏi của chị H. đã gửi về cho Công ty Luật VietLawyer, chúng tôi xin trả lời như sau: Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, có quy định về cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài như sau: "Cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài 1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung, giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này và xuất trình hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam, giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch. 2. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi. 3. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu và 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi, nếu đủ căn cứ để cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại nơi tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu trả kết quả cho người đề nghị và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu hoặc cần kéo dài thời gian để xác định căn cứ cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do. …" Như vậy, theo quy định trên thì công dân Việt Nam khi đi du học làm mất hộ chiếu ở nước ngoài muốn được cấp lại hộ chiếu thì đến cơ quan đại Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú để đề nghị cấp lại hộ chiếu. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ giải quyết kịp thời.
Tư vấn luật tại tỉnh Hải Dương Tỉnh Hải Dương là một trong những tỉnh thuộc vào Vùng đồng bằng Bắc Bộ và là một trong tỉnh quan trọng của vùng kinh tế Bắc Bộ, tỉnh cách Thành phố Hà Nội không xa, khoảng 73 km. Với nền kinh tế phát triển không thể tránh khỏi những vấn đề liên quan đến pháp luật. Công ty luật VietLawyer cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng. Tổ chức hành nghề luật  - Công ty luật VietLawyer tư vấn chuyên sâu các lĩnh vực liên quan tới pháp luật doanh nghiệp, các pháp luật liên quan đến các lĩnh vực cụ thể như lao động, hôn nhân gia đình, đất đai, xây dựng, pháp luật dân sự và pháp luật hình sự,... cho các khách hàng tại tỉnh Hải Dương và các tỉnh lận cận tại khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ven biển duyên hải Bắc Bộ. Top 10 công ty luật uy tín tại Hải Dương STT Tên Công ty Luật – Văn phòng Luật sư tại Hải Dương Địa chỉ 1 VPLS Chu Văn Chiến 140 Trần Hưng Đạo – TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương 2 VPLS Thành Đông Số 99, phố Đinh Văn Tả, P. Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương 3 VPLS Á Đông 15A Hồng Quang, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương 4 VPLS Nam Hải Nhà ông Quý bà Nhung, Tiền Trung, Ái Quốc, TP Hải Dương 5 VPLS Thế Định Số 193 Trần Hưng Đạo, phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 6 VPLS Bảo Chánh 309 Ngô Quyền, phường Tân Bình, tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương. 7 VPLS Đoàn Minh 01 Xuân Đài, phường Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương, tỉnh hải Dương 8 VPLS Tâm Á Số nhà 615 Lê Thanh Nghị, phường Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. 9 Công ty Luật TNHH MTV Quang Vinh Số 107 Tô Hiến Thành, phường Ngọc Châu, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương 10 VPLS Bảo Công Số nhà 2, khu 1, phường Thạch Khôi, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương Dịch vụ tư vấn Công ty Luật VietLawyer tại Hải Dương Tư vấn pháp luật doanh nghiệp:  Đây là thế mạnh tư vấn của công ty luật VietLawyer, chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến thực hiện các thủ tục hành chính bắt buộc, không bắt buộc cho các doanh nghiệp tổ chức cá nhân khi thành lập, thay đổi, chuyển nhượng, tổ chức lại và mua bán doanh, sáp nhập doanh nghiệp. Thế mạnh tư vấn trong lĩnh vực doanh nghiệp là thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn, chính xác và uy tín. Tư vấn pháp luật dân sự:  Tư vấn các vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự, hợp đồng giao dịch dân sự, xác lập quyền sở hữu liên quan đến tài sản, các vấn đền liên quan đến đại diện trong quan hệ dân sự đại diện theo uỷ, đại diện uỷ quyền theo pháp luật. Tư vấn và tham gia tham gia vào giải quyết các vụ việc vụ án dân sự cụ thể như đàm phán, hoà giải, tư vấn trình tự, thủ tục hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự, tham gia thu thập chứng cứ, các giai đoạn tố tụng trong vụ án dân sự tại Toà án các cấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự cũng như tham gia vào các hoạt động thi hành án dân sự cho các bên đương sự trong vụ án dân sự. Tư vấn pháp luật hình sự:  Tư vấn các quy định liên quan đến xác định hành vi phạm tội, xác định tội danh, khung hình phạt liên quan đến các vụ án hình sự, tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm có khả khăng năng trở thành tội phạm. Luật sư hình sự tư vấn pháp luật hình sự quy định tại giai đoạn ngoài tố tụng của vụ án hình sự. Đại diện cho bị can, bị cáo tham gia vào giai đoạn khởi tố, truy tố và tố tụng tại cấp của Toà án cũng như tố tụng đặc biệt để bảo vệ cho các đương sự, bảo vệ quyền và lợi ích ch người bị hại, bào chữa cho bị can và bị cáo tại Toà án các cấp. Tư vấn pháp luật liên quan đến các lĩnh vực chuyên sâu:  Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình cụ thể là tư vấn và thực hiện trình tự thủ tục và hồ sơ pháp lý liên quan đến các vụ án ly hôn, giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn, các nghĩa vụ phải thực hiện liên quan đến con và quyền nuôi con, cũng như các khoản nợ phát chung phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Tư vấn pháp luật lao động cũng như luật sư tham gia giải quyết và bảo vệ quyền lợi cho đương sự tại toà án lao động các tư vấn trình tự thủ tục liên quan đến các vụ án lao động và các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động, trình tự thủ tục liên quan đến kỷ luật lao động, sa thải người lao động, tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng các quy đinh, nội quy cũng nội quy lao động, thoả ước lao động theo đúng quy định của pháp luật lao động. Các pháp luật quy định về đất đai và trình tự thủ tục cũng như dịch vụ chọn gói liên quan đến xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Hải Dương. Cam kết chất lượng dịch vụ: Công ty Luật VietLawyer hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau: - Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam. - Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. - Bảo mật thông tin của khách hàng. Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng. Trân trọng! Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ: Công ty Luật VietLawyer. Địa chỉ: Tầng 2, số 41 Nguyễn Bá Khoản, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0927625666; Email: LawyerViet.vn@gmail.com Website: https://vietlawyer.vn
Trình tự khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự - Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ cho đất nước. Các công dân nam đủ 17 tuổi trở lên được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Các công dân nữ được thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện. Các công dân tham gia nghĩa vụ quân sự lần đầu và không có nhiều kiến thức về cách thức tham gia. Trong bài viết này, công ty Vietlawyer sẽ hướng dẫn trình tự khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hiện hành.  Việc khám sức khỏe quân sự đối với các công dân nam là điều kiện bắt buộc. Có hai vòng chính đối với việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, các công dân đều nhận được lệnh khám cho mỗi vòng theo thời gian quy định. Cụ thể: Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự  Theo điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định quy trình sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau: - Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện. - Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý; - Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo các nội dung sau:  + Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự; + Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình. - Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Mục I Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP; - Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã; - Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theo Mẫu 2 và Mẫu 5b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự  Theo điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy trình khám nghĩa vụ quân sự (vòng 2) thực hiện như sau: - Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan. - Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý; - Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe; - Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung sau: + Khám thể lực: Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần): Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi. Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng. (1) Đo chiều cao: Người đ­­ược đo phải đứng ở tư­­ thể thẳng, 2 gót chân chạm vào nhau, 2 tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn ngang, tầm nhìn là 1 đ­­ường thẳng nằm ngang song song với mặt đất. (2) Đo vòng ngực (đối với nam giới): Vòng đo qua ngực vuông góc với trục thân đi qua núm vú ở phía trước, qua 2 bờ d­­ưới xư­­ơng bả vai ở phía sau. Dùng th­­ước dây đo, ng­­ười được đo hít thở bình thường. + Khám mắt: Ng­­ười đọc phải che mắt 1 bên bằng 1 miếng bìa cứng (không che bằng tay) và khi đọc cả 2 mắt đều mở (1 mắt mở sau bìa che). Cự ly giữa bảng tới chỗ đứng của người đọc là 5m. + Khám răng: Kiểm tra răng sâu, mất răng và các bệnh về răng miệng Công dân được kiểm tra về tình trạng răng sâu, mất răng. Trong đó, có kiểm tra về tình trạng răng giả. Ngoài ra, còn kiểm tra về các bệnh răng miệng như viêm cuống răng, viêm tủy, tủy hoại tử,… + Khám tai - mũi - họng: Đo sức nghe (khi nói thầm và nói thường), kiểm tra chóng mặt mê nhĩ, biểu hiện, viêm họng mạn tính. + Khám tâm thần và thần kinh: Kiểm tra ra mồ hôi tay, chân (chia làm các mức độ: nhẹ, vừa, nặng), các bệnh cơ, bệnh nhược cơ, bệnh máy cơ. + Khám nội khoa: Khám các bệnh về huyết áp, tim mạch Đồng thời khi khám nội khoa, công dân còn được khám các bệnh như bệnh đại, trực tràng; bệnh gan; các bệnh phế quản… + Khám da liễu: Khám các bệnh liên quan đến da liễu như nấm da, nấm móng, bệnh da mọng nước. Đặc biệt còn khám các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai I, II, III... + Khám ngoại khoa: Tại phần khám ngoại khoa, công dân sẽ được yêu cầu khám từng ng­­­ười một ở nơi đủ ánh sáng, ng­­­ười đ­­ược khám chổng mông, tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh. Đây là phương pháp dùng để kiểm tra bệnh trĩ. Ngoài ra, còn khám các bệnh ngoại khoa khác như giãn tĩnh mạch thừng tinh, bàn chân bẹt. + Khám sản phụ khoa: Khám sản phụ khoa phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Phòng khám phải kín đáo, nghiêm túc. Khi khám phụ khoa cố gắng bố trí cán bộ chuyên môn là nữ. Đối với nữ thanh niên, màng trinh chư­­­a rách thì chỉ khám nắn bụng, không khám mỏ vịt, không thăm âm đạo, chỉ khám qua hậu môn những tr­­­ường hợp cần thiết. Đối với ng­­­ười màng trinh đã rách cũ, khi có nghi ngờ bệnh phụ khoa thì khám bằng dụng cụ qua âm đạo để xác định chẩn đoán. Nếu không có cán bộ chuyên khoa phụ sản thì chỉ định bác sĩ ngoại khoa thay thế, nh­­­ưng phải có nhân viên nữ tham dự. Không sử dụng y sĩ để khám, phân loại bệnh tật. Kết quả khám sản phụ khoa được ghi vào phần khám ngoại khoa, da liễu. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Không vi phạm giao thông thì CSGT có được dừng xe kiểm tra không ? - Nhiều người dân thắc mắc là việc đang lưu thông trên đường, tuy nhiên, CSGT yêu cầu vào kiểm tra giấy tờ có đúng quy định hay không.  Theo Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA về việc Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, có 4 trường hợp CSGT được dừng phương tiện của người tham gia giao thông bao gồm: 1. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác 2. Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành 3. Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp 4.Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ Qua 4 trường hợp vừa nêu trên, người tham gia giao thông không vi phạm, tuy nhiên, vẫn phải dừng xe theo yêu cầu để kiểm tra nếu thuộc trường hợp 2,3,4 vừa nêu. Tuy nhiên nếu sau khi dừng xe mà phát hiện lỗi và xử phạt, thì cảnh sát giao thông phải chứng minh được lỗi của người tham gia giao thông của người được kiểm tra. Đồng thời, người đang bị xử phạt có quyền chứng minh bản thân không vi phạm giao thông.  Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Vào đêm 12/9, trên địa bàn phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã xảy ra vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại chung cư mini - số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, có diện tích khoảng 200m2, với khoảng 150 người dân sinh sống. Tính đến 19h20 ngày 13.9, cơ quan chức năng đã xác định được 56 người tử vong và 37 người bị thương (trong đó, đã xác định được danh tính của 39/56 người tử vong). Số người bị thương đang được cấp cứu tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố như Đại học Y Hà Nội; Bạch Mai, Đa khoa Hà Đông, Quân y 103... Đối với ngôi nhà trên, ông N.Q.M được UBND quận Thanh Xuân cấp phép xây dựng từ tháng 3/2015. Giấy phép xây dựng số 89 - 2015/GPXD, ngày 11/3/2015 do ông Đ.H.T - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân – ký. Công trình được quy định xây 6 tầng tuy nhiên, trên thực tế, căn nhà trên là một trong những công trình cao nhất ngõ 29 Khương Hạ, so với giấy phép, cao hơn 3 tầng. Sau khi đưa vào sử dụng, tòa nhà này trở thành chung cư mini với 45 căn hộ, khoảng 150 người dân sinh sống. Nhìn nhận vụ việc này, luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương - Công ty Luật VietLawyer cho biết: Hiện nay, trong Luật Nhà ở và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng không định nghĩa thế nào là chung cư mini. Sau khi sự việc cháy chung cư Khương Đình xảy ra, anh N.Q.M (sinh năm 1979, hiện trú tại Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội là chủ của chung cư nơi xảy ra vụ cháy) đã bị khởi tố về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. Bên cạnh trách nhiệm hình sự thì anh N.Q.M còn phải có trách nhiệm bồi thường dân sự. Căn cứ khoản 9, 10 Điều 38 Thông tư số 02 ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư quy định về quyền và trách nhiệm của Chủ đầu tư như sau: “… 9. Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. 10. Bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; chấp hành quyết định giải quyết, xử lý, xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”. Theo quy định trên thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và phải chấp hành quyết định giải quyết, xử lý, xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có lỗi trong việc để xảy ra cháy nổ. Bên cạnh đó, Ông Đ.H.T, nguyên Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân khi thấy chủ nhà xây dựng sai phép, ông đã có 2 văn bản chỉ đạo xử phạt. Ông đã ra quyết định cưỡng chế và giao Chủ tịch UBND phường Khương Đình thực hiện quyết định cưỡng chế. Vậy tại sao chung cư mini đã có quyết định xử phạt, có quyết định cưỡng chế mà vẫn đi vào hoạt động? Các cơ quan Nhà nước biết về vi phạm liên quan tới chung cư mini nhưng lại "phạt cho có", "phạt để cho tồn tại tiếp" thì các cơ quan cần vào cuộc điều tra thì mới có thể kết luận được. Liên quan đến vụ việc, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã giao Giám đốc Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân và các đơn vị liên quan tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, xử lý theo quy định của pháp luật (nếu có).
 
hotline 0927625666