Tất cả sản phẩm

Tôi là lao động ở KCN Song Khê, Bắc Giang, mới đây tôi đi làm lại sau khoảng thời gian nghỉ thai sản thì nhận được thông báo sa thải của doanh nghiệp. Luật sư có thể tư vấn cho tôi nên làm thế nào bây giờ ạ?  - K.Linh (Bắc Giang) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi tư vấn cho bạn một số thông tin để xử trí trong tình huống này như sau: Đầu tiên, trường hợp người lao động là nữ đang mang thai, đang nghỉ thai sản như bạn thuộc vào một trong những trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Khoản 3, Điều 37 Bộ Luật Lao động năm 2019 Tại Điểm d, Khoản 4, Điều 122 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật thì trường hợp trong tình huống của bạn, người sử dụng lao động không được phép xử lý kỷ luật lao động trong thời gian bạn mang thai và nghỉ thai sản Pháp luật lao động cũng có quy định về bảo vệ thai sản tại Điều 137, trong đó có nói chỉ có trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật thì người sử dụng lao động mới được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lí do mang thai, nghỉ thai sản Người sử dụng lao động trong trường hợp này phụ thuộc vào trường hợp vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới; sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng theo căn cứ tại Điểm i, Khoản 2, Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bắt buộc phải nhận lại người lao động để thực hiện tiếp hợp đồng lao động đã ký từ trước. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm phạm, bạn có thể đòi lại quyền lợi chính đáng của mình thông qua một số cách sau đây:  - Khiếu nại đến với cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động như sau: + Lần đầu khiếu nại tới người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động không giải quyết hoặc bạn không đồng ý với cách giải quyết của người sử dụng lao động thì thực hiện khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện trực tiếp tại Tòa án + Lần hai khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nếu phát hiện ra sai phạm trong khi xử lý, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt và lấy lại quyền lợi chính đáng cho bạn - Hòa giải thông qua hòa giải viên lao động hoặc yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết - Khởi kiện trực tiếp tới Tòa án theo quy định tại Điều 188 Bộ Luật lao động năm 2019 Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer để giải đáp thắc mắc của bạn K.Linh đến từ Bắc Giang. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn có thể xử trí vấn đề một cách hợp lý nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/         
Thế nào là quấy rối tình dục nơi làm việc? - Quấy rối tình dục nơi làm việc là hành vi bị cấm trong lĩnh vực lao động. Quấy rối tình dục nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động. Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: 1. Các hình thức hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc  Hành vi quấy rối tình dục có thể tồn tại dưới dạng trao đổi hoặc hành vi. Các hành vi quấy rối qua hình thức trao đổi tồn tại dưới dạng như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc. Người quấy rối có thể hiện bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục. Người quấy rối cũng có thể thể hiện phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử. Các hành vi quấy rối qua hình thức hành vi thể hiện qua những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối. Các hành vi cụ thể có thể là hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục. 2. Khái niệm "nơi làm việc" có thể thực hiện hành vi quấy rối tình dục  Nơi làm việc là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu cập nhật quy định công ty về phòng, chống quấy rối tình dục hoặc cần tư vấn khi bị quấy rối tình dục, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Việt Kiều về nước có được cấp căn cước công dân hay không? – Tôi đẻ tại Việt Nam những định cư ở Mỹ theo bố mẹ từ nhỏ. Nay tôi về lại Việt Nam, muốn xin cấp căn cước công dân thì có được không ạ? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau: 1. Việt Kiều về nước có được cấp căn cước công dân hay không? Căn cứ Khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 như sau: “1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.” Trong trường hợp bạn vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam thì bạn vẫn được cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Còn với Việt Kiều đã mất quốc tịch Việt Nam thì bạn có thể làm đơn xin trả lại quốc tịch Việt Nam theo Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau: “1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Xin hồi hương về Việt Nam; b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.” Vì thế, Việt kiều được cấp Căn cước công dân của Việt Nam là nếu họ mang quốc tịch Việt Nam. Đồng thời phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi từ 14 tuổi trở lên thì mới được cấp thẻ Căn cước công dân. 2. Thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cho Việt Kiều? 2.1. Nơi tiếp nhận yêu cầu xin cấp thẻ Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân quy định: “Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân: 1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an; 2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; 4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn c ớc công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.” 2.2. Giấy tờ cần thiết để được cấp thẻ Căn cước công dân Theo Điều 22 Luật Căn cước công dân, Việt kiều cần có những giấy tờ sau để được xin cấp thẻ Căn cước công dân: Tờ khai theo mẫu quy định; Trường Việt kiều chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cần xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định (Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ ...) Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer . Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Em là nữ 25 tuổi đang có nhu cầu muốn xin đi làm, hôm trước em có đi phỏng vấn và doanh nghiệp có đưa ra yêu cầu phải cam kết không sinh con trong vài năm đầu làm việc. Luật sư có thể cho em biết việc cam kết này có đúng theo quy định của pháp luật không ạ? Em xin cảm ơn! N.Như (Đồng Tháp) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi có thể trả lời bạn doanh nghiệp hoàn toàn không có quyền yêu cầu người lao động nữ cam kết không sinh con trong quá trình làm việc. Cụ thể như sau:  Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp chỉ nhìn vào cái lợi cho mình, biết rằng khi phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng đến quá trình, chất lượng vận hành doanh nghiệp nên yêu cầu họ cam kết không sinh con trong thời gian làm việc. Việc này đã có thể bị liệt vào hành vi cản trở việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình bị nghiêm cấm quy định tại Điều 7 Pháp lệnh dân số 2003 06/2003/PL-UBTVQH11 và xâm phạm đến quyền của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản là Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con quy định tại Điều 1 Pháp lệnh dân số 2008 08/2008/PL-UBTVQH12.  Từ quy định của pháp luật, ta có thể hiểu đơn giản rằng không ai có thể quyết định thay các cặp vợ chồng về việc có sinh con hay không, thời gian sinh con khi nào cũng như khoảng cách sinh con ra sao, đó hoàn toàn là quyền lợi hợp pháp của họ. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer để giải đáp thắc mắc của bạn N.Như đến từ Đồng Tháp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/         
     Hiện nay, vẫn không ít người có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ phải đi ăn xin tiền để sống qua ngày tuy nhiên nhiều cá nhân lợi dụng lòng tốt của người xung quanh, lợi dụng truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “lá lành đùm lá rách” để vụ lợi cho bản thân, giả dạng nhưng người khuyết tật, khó khăn để đi xin tiền. Vậy trường hợp người có hành vi giả dạng ăn xin để xin tiền người khác bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Giả dạng ăn xin để xin tiền bị xử phạt thế nào?      Căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác quy định như sau: 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản; c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời căn cứ theo Khoản 3 và Khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng quy định: 3. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này; b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này; b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này; c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.      Như vậy, theo quy định người giả dạng ăn xin ngồi lê lết ngoài lề đường vỉa hè để xin tiền có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng nếu hành vi này chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Giả dạng ăn xin để xin tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Người có hành vi giả dạng ăn xin để xin tiền người khác mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.      Như vậy, hành vi giả dạng ăn xin có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tài sản lừa đảo có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017), người có hành vi giả dạng ăn xin để lừa đảo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đến mức hình phạt cao nhất là tù chung thân tùy mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề người có hành vi giả dạng ăn xin để xin tiền của người khác bị xử phạt như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Xử phạt hành vi buôn bán người qua biên giới – Hiện nay, nạn buôn bán người qua biên giới đang xảy ra rất nhiều. Đặc biệt là buôn người qua Campuchia qua hình thức tuyển nhân viên làm việc nhẹ lương cao. Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin xử phạt hành vi buôn bán người qua biên giới trong bài viết sau đây. 1. Hành vi buôn bán người qua biên giới là như thế nào? Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về định nghĩa của hành vi mua bán người mà chỉ liệt kê các hành vi mua bán người. Nhưng có thể hiểu hành vi mua bán người là hành vi vi phạm pháp luật trực tiếp xâm phạm đến các quyền được pháp luật bảo vệ của công dân về tính mạng, danh dự và sức khỏe của người bị hại. Mua bán người có nhiều hình thức như bắt cóc, lừa gạt, dụ dỗ, môi giới việc làm hay trao đổi trực tiếp người bị hại cho đối tượng mua bán khác. Có thể lợi dụng trong tình trạng nạn nhân bị khống chế, mất năng lực phản kháng và không đồng thuận với quyết định của người phạm tội. Mua bán người còn được quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự.  “1. Mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; b) Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; c) Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này. 2. Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; b) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; c) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; d) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.” 2. Xử lý hành vi buôn người qua biên giới 2.1. Đối với trường hợp người từ 16 tuổi trở lên Căn cứ điều 150 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Vì động cơ đê hèn; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; e) Đối với từ 02 đến 05 người; g) Phạm tội 02 lần trở lên. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đ) Đối với 06 người trở lên; e) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.2. Đối với trường hợp người dưới 16 tuổi Theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; b) Lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để phạm tội; c) Đối với từ 02 người đến 05 người; d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Vì động cơ đê hèn; h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; e) Đối với 06 người trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về xử phạt buôn bán người qua biên giới . Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Bảo hiểm trách nhiêm dân sự của chủ xe cơ giới là loại bảo hiểm bắt buộc phải mua tuy nhiên nhiều người lại không biết rằng khi có tai nạn xảy ra thì nhận tiền bảo hiểm ở đâu?   Công ty Luật VietLawyer xin cung cấp thông tin hướng dẫn thủ tục lấy bồi thường bảo hiểm xe máy khi bị tai nạn giao thông đường bộ căn cứ tại Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định như sau:  1. Thông báo cho công ty bảo hiểm Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi xảy ra tai nạn, người mua bảo hiểm hãy kiểm tra xem bảo hiểm mình mua của công ty bảo hiểm nào và thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử về tai nạn của mình đến với công ty đó. 2. Phối hợp giám định tổn thất Người mua bảo hiểm cùng với bên công ty bảo hiểm phối hợp thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan và chi phí giám định sẽ do công ty bảo hiểm chi trả. 3. Nhận tạm ứng bồi thường bảo hiểm Đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người được bảo hiểm về vụ tai nạn, công ty bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể: - Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: + 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong. + 50% mức bồi thường Bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu. - Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: + 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong. + 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu. 4. Nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường  - Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe (Bản sao công chứng hoặc Bản sao có xác nhận của công ty bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do người mua Bảo hiểm cung cấp: + Giấy đăng ký xe (hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có giấy đăng ký xe). + Giấy phép lái xe. + Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe. + Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của công ty bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do người mua bảo hiểm cung cấp: + Giấy chứng nhận thương tích. + Hồ sơ bệnh án. + Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn. - Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp: + Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra (trường hợp công ty bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, công ty bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này). + Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của công ty bảo hiểm. - Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an do công ty bảo hiểm thu thập trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách, bao gồm: + Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông; + Hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông. - Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do công ty bảo hiểm lập được thống nhất giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Tiền bồi thường sẽ được chi trả trong vong 15 ngày kể từ khi công ty bảo hiểm nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường với mức trách nhiệm bảo hiểm với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe máy gây ra  tối đa là 150.000.000 đồng/ vụ tai nạn. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/         
 Tội cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc – Hồ sơ vụ án, vụ việc là căn cứ vô cùng quan trọng để các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tố tụng thực hiện được tốt chức năng của mình. Thông qua đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án nắm bắt được nội dung của vụ việc để đưa ra các quyết định. Bởi vậy mà hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin hình phạt đối với tội cố ý làm sai lệch hồ sơ, vụ án trong bài viết sau đây. 1. Hồ sơ vụ án, vụ việc là gì? Hồ sơ vụ án, vụ việc là tập hợp những tài liệu, vật chứng được thu thập trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định nhằm bảo đảm tính khách quan, toàn diện, đầy đủ để phục vụ cho việc giải quyết vụ án, vụ việc đúng pháp luật. Hồ sơ vụ án, vụ việc bao gồm hồ sơ vụ án hình sự; hồ sơ vụ án dân sự, hồ sơ việc dân sự; hồ sơ vụ án kinh doanh, thương mại, hồ sơ việc kinh doanh, thương mại; hồ sơ vụ án lao động, hồ sơ việc lao động; hồ sơ vụ án hành chính. 2. Hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc Làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc là hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. 3. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc Căn cứ theo Điều 375 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định xử lý như sau: 1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch; c) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội; b) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát; c) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về xử phạt tội cố ý làm sai lệch hồ sơ, vụ án. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bố mẹ vợ bán nhà cho con rể có được miễn lệ phí trước bạ hay không? Thủ tục đóng lệ phí trước bạ thế nào? - X.Mạnh (Ninh Bình)  Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đế Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau:  Về lệ phí trước bạ: Theo khoản 10 Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về việc miễn lệ phí trước bạ như sau: "10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất." Theo quy định trên, trường hợp nhận thừa kế hoặc quà tặng giữa bố mẹ vợ và con rể thì được miễn lệ phí trước bạ. Trường hợp của bạn là chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bố mẹ vợ với con rể thì khi làm thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất sẽ không được miễn lệ phí trước bạ. Như vậy, trong trường hợp này khi bạn tiến hành thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất sẽ phải đóng lệ phí trước bạ  Thủ tục nộp lệ phí trước bạ: Theo Điều 11 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định như sau: "1. Tổ chức, cá nhân khai, nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Dữ liệu điện tử nộp lệ phí trước bạ qua Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Tổng cục Thuế ký số và cung cấp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, có giá trị như chứng từ bản giấy để cơ quan cảnh sát giao thông, cơ quan tài nguyên môi trường và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền đã kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia truy cập, khai thác dữ liệu phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản." Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Vợ chồng tôi có ý định mua lại căn nhà của bố mẹ vợ để kinh doanh. Tôi nghe nói thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa bố mẹ vợ với con rể thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Cho tôi hỏi có đúng như vậy không? Đ.Hiếu (Bình Dương) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Theo khoản 1 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân như sau: Thu nhập được miễn thuế 1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. 3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất. 4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. 6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. ... Căn cứ trên quy định trường hợp thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau… sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định trên, cha mẹ vợ của bạn sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân khi bán lại căn nhà cho vợ chồng bạn. Theo khoản 10 Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về việc miễn lệ phí trước bạ như sau: Miễn lệ phí trước bạ ... 10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ... Như vậy, trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cha mẹ với với con rể thì khi làm thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất sẽ không được miễn lệ phí trước bạ. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/           
Bán thức ăn đường phố nhưng không sử dụng găng tay khi lấy thức ăn thì có bị xử phạt hay không? M.Khoa (Hải Phòng) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định 115/2018/NĐ-CP như sau: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn; b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay. Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau: Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính... 2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.... Theo quy định trên, người bán thức ăn đường phố nhưng không sử dụng găng tay khi lấy thức ăn ngay thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/               
Người nước ngoài có quyền sử dụng đất ở Việt Nam hay không? – Tôi là công dân Đức hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Hiện tôi muốn mua đất và xây nhà riêng tại Việt Nam. Vậy xin luật sư cho tôi biết người nước ngoài có quyền sử dụng đất ở Việt Nam không? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau:  1. Người nước ngoài có quyền sử dụng đất ở Việt Nam không? Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 về người sử dụng đất thì người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm: “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm: 1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức); 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm do Như vậy, người nước ngoài không thuộc đối tượng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam do đó người nước ngoài sẽ không được phép nhận chuyển nhượng, mua bán đất tại Việt Nam và cũng không được sở hữu đất tại Việt Nam. 2. Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay không? Căn cứ khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: anh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.” “3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.” Và Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014 như sau: “1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây: a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.” Như vậy, người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam thì chỉ được mua nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về người nước ngoài có được phép sở hữu đất ở Việt Nam hay không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666