Tất cả sản phẩm

Vụ án giải quyết tranh chấp đất rừng | Vụ Án Tiêu Biểu là một trong những vụ án tiêu biểu về tranh chấp đất đai mà luật sư của Công ty Luật VietLawyer. Xin được chia sẻ với khách hàng và bạn đọc về vụ án này. 1.Diễn biến sự việc Bà Mông Thị M: Nguồn gốc đất là của nhà nước giao cho vợ chồng bà (đứng tên ông Triệu Văn A, ông A đã chết) theo quyết định số: 100/UB/QĐ ngày 21/10/1995, gia đình bà quản lý từ thời gian được nhà nước giao đất, khi kê khai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì do hoàn cảnh gia đình nên bà M không đi kê khai để được cấp GCNQSDĐ. Đến năm 2006 khi ông A chết thì ông Nguyễn Văn Ch lấn đất dần và trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp lên phần đất của gia đình bà M được nhà nước giao đất theo quyết định 100. Đến năm 2018 thì xảy ra tranh chấp do ông Ch ngày càng lấn sâu vào phần đất của gia đình bà M, gia đình bà M có nhắc nhở nhưng ông Ch vẫn lấn chiếm, không hợp tác. Khi ông Nguyễn Văn Ch san ủi đất rừng để dựng nhà và khi mở đường và trồng cây gia đình bà M có nhắc nhở, không cho làm nhưng vì là người trong gia đình với nhau nên không yêu cầu các cơ quan, ban ngành giải quyết. Ngày 24/12/2020 bà M đã làm đơn khởi kiện ông Ch ra Tòa án nhân dân huyện Thạch An, tỉnh CB để giải quyết tranh chấp. Yêu cầu khởi kiện của bà M là yêu cầu ông Nguyễn Văn Ch di dời tài sản (cây cối đã trồng trên đất của tôi mà chưa được sự đồng ý của gia đình tôi) và di dời nhà ( đã xây dựng lên phần đất gia đình bà M được giao), trả lại phần đất theo quyết định giao đất theo quyết định số 100/UB/QĐ ngày 21/10/1995 cho gia đình bà M. 2. Vai trò của Luật sư Tháng 5/2021 sau khi nhận được Đơn mời Luật sư của bà H – là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp nêu trên. Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương đã trực tiếp đảm nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà M. Trong quá trình giải quyết vụ án nêu trên, Luật sư đã tiến hành: Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp các tài liệu đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến thửa đất; Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự đương sự không thể thực hiện được; Tham gia các buổi đo đạc, thẩm định tại chỗ và định giá thửa đất; Tiến hành các buổi làm việc, xác minh với những cá nhân, người làm chứng có liên quan; Tham gia cùng khách hàng thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành; Trực tiếp tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà M.                       Luật sư Nguyễn Thanh Phương tham gia phiên toà tại Yên Bái. 3. Quan điểm, đề xuất của Luật sư Việc bà Mông Thị M yêu cầu được quản lý, sử dụng phần đất tranh chấp tại lô 68 (bản đồ giao đất, giao rừng năm 1995) nằm trong tổng diện tích thửa 146, tờ bản đồ 02 diện tích 168.153,0m2 năm 2006 cấp cho hộ ông Triệu Văn A là đúng quy định của pháp luật đất đai. Vì quyết định giao đất cho hộ bà Mông Thị M vẫn còn hiệu lực. - Ông Nguyễn Văn Ch yêu cầu được quyền quản lý, sử dụng toàn bộ đất theo số thửa 146 tờ bản đồ 02 bản đồ 2006 mà ông được UBND huyện cấp sổ đỏ là không có cơ sở pháp lý vì phần đất cấp chồng lấn vào đất đã giao cho hộ Mông Thị M năm 1995 và đang có tranh chấp. - Việc ông Nguyễn Văn Ch tự ý san ủi đất rừng để xây dựng nhà là không đúng theo quy định của pháp luật do chưa được cấp có thẩm quyền cho phép san gạt và chuyển mục đích sử dụng đất. 4. Phán quyết của Tòa án Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Mông Thị M đối với ông Nguyễn Văn Ch. Ông Nguyễn Văn Ch có nghĩa vụ: - Trả lại nguyên trạng diện tích 50.626,3m2 tranh chấp nằm trong thửa đất đang tranh chấp tại thửa đất số 146 tờ bản đồ 02 diện tích 168.153,0m2 cấp cho hộ ông Triệu Văn A theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH 691204 ngày 14/4/2006. Trên đây là một vài chia sẻ của Luật sư về vụ án tiêu biểu về tranh chấp đất đai đến bạn đọc. Nếu khách hàng không may có những vấn đề về pháp lý tương tự nêu trên, cần sự trợ giúp, chia sẻ của Luật sư hay bất kỳ những vụ án khó nào, bạn hãy liên hệ với đội ngũ luật sư của Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và hỗ trợ.
      Theo thống kê năm 2022, nước ta đứng thứ 15 thế giới về sử dụng thuốc lá và đứng thứ 3 thế giới về sử dụng rượu bia. Đặc biệt vào dịp lễ tết, nhu cầu của thị trường tăng lên khiến lợi nhuận cũng tăng cao khi sản xuất, kinh doanh các loại mặt hàng này. Tuy vậy, không phải ai muốn sản xuất, buôn bán các loại mặt hàng này cũng được phép kinh doanh - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn về các thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh rượu bia thuốc lá để bạn có thể hiểu thêm về vấn đề này. 1. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh rượu bia thuốc lá 1.1. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh rượu  Căn cứ theo Mục 1 Chương II Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/09/2017 nghị định Chính phủ về kinh doanh rượu, điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh rượu bao gồm: - Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp: + Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. + Có dây chuyền, máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất. + Bảo đảm các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. + Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định. + Đáp ứng các yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa rượu. + Có cán bộ kĩ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu. - Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh: + Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật. + Bảo đảm các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định. - Điều kiện phân phối rượu: + Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. + Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân buôn bán rượu. + Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài. - Điều kiện bán rượu: + Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. + Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu. + Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân buôn rượu khác. 1.2. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá: - Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá; - Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định; - Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên; - Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá; - Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh rượu bia thuốc lá  2.1. Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh rượu - Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh rượu bao gồm: + Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu. + Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận mã số thuế. + Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ/hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu. - Thẩm quyền giải quyết: Nộp tại Phòng Kinh tế/ Phòng Kinh tế và Hạ tầng. 2.2. Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá - Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh thuốc lá: + Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá (theo mẫu). + Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( Bản sao có chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện/công văn hành chính hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp). + Văn bản giới thiệu của thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá, trong đó ghi rõ địa điểm kinh doanh + Tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá của thương nhân. - Thẩm quyền giải quyết: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công Thương cấp quận/ huyện. Nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu vui lòng liên hệ qua website:  https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại diện ủy quyền thực hiện thủ tục xin Cấp giấy phép con; - Tư vấn, đại diện ủy quyền thực hiện các thủ tục thành lập công ty như: Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng kí tại https://vietlawyer.vn/ như chữ ký số, hóa đơn điện tử,...
Hồ sơ thành lập công ty thẩm mỹ - Ngày nay nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng nhiều vì thế rất nhiều cơ sở thẩm mỹ viện được thành lập. Vậy hồ sơ thành lập công ty gồm những gì ???  1. Hồ sơ thành lập công ty thẩm mỹ - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; - Dự thảo điều lệ công ty; - Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập; - Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật; - Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và căn cước công dân của người có chứng chỉ hành nghề 2. Hồ sơ cấp phép hoạt động khi thành lập công ty thẩm mỹ - Đơn đề nghị cấp phép hoạt động; - Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách người đăng ký hành nghề; - Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế; - Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề nộp tại sở y tế; - Lý lịch tư pháp của người đứng đầu hoặc của người chịu trách nhiệm hoạt động chuyên môn của doanh nghiệp; - Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện theo quy định.  3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự - Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; - Văn bản xác nhận về điều kiện phòng cháy chữa cháy; - Bản khai lý lịch (có dán 01 ảnh 4x6mm) của người đứng đầu cơ sở (có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp); - Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự: Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở.  Trên đây là chia sẻ của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại Vietlawyer.vn như chữ ký số, hóa đơn điện tử...
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế | Giấy phép con - Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuyển sang kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cần đề nghị Cấp giấy phép kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế dưới đây. 1. Điều kiện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế - Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp - Có ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam + Trường hợp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng) + Trường hợp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) + Trường hợp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) - Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký doanh nghiệp - 1 Bản sao - Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế - 1 Bản chính - Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành lữ hành của người phụ trách - 1 Bản sao - Bản sao có chứng thực hợp đồng giữa doanh nghiệp và người phụ trách - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp hồ sơ đến Tổng cục Du lịch Bước 2: + Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Du lịch xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. + Trong trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính  3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là 10 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng  
Cấp Giấy Phép Phòng Cháy Chữa Cháy Đối Với Phương Tiện Giao Thông - Phương tiện giao thông là một trong các đối tượng cần phải xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy. Để hiểu rõ về điều kiện, hồ sơ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới:  Điều kiện an toàn về PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới được quy định chi tiết tại Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau: (1) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định; vật tư, hành hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy. Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các điều kiện sau đây: +) Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; +) Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; +) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; +) Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. (2) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây: +) Các điều kiện tại (1) +) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, trừ các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự; +) Có phương án chữa cháy do chủ phương tiện phê duyệt. (3) Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Công an cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) và phải bảo đảm, duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau đây: +) Các điều kiện tại (1); +) Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định; +) Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ; +) Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy; +) Các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; +) Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ; +) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở kính phía trước; phương tiện giao thông đường sắt phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số C01) ở hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển; +) Phương tiện thủy nội địa, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. (4) Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ: +) Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt; +) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. 2. Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới:  - Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP), trường hợp chủ đầu tư, chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; - Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC - Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện; - Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy theo quy định. Thủ tục xin cấp giấy phép và Thời gian cấp giấy phép quý khách vui lòng tham khảo bài viết: Thủ tục cấp phép phòng cháy chữa cháy. Quý khách cần tư vấn, hỗ trợ liên hệ ngay với VietLawyer để được hỗ trợ kịp thời.
Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Bắc Ninh được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Bắc Ninh. Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:  1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp? Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 3. Có những loại hình doanh nghiệp nào? Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: 3.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân. 3.2. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty hợp danh. 3.3. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH một thành viên. 3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên. 3.5. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: - Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; - Công ty mua lại cổ phần đã phát hành; - Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty cổ phần. 4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ; Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh; Bài viết bạn có thể tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023. 5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh của VietLawyer. Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh  trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất. Tại Bắc Ninh, chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các huyện, thành phố tại Bắc Ninh: thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện gồm Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong. Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh bao gồm các bước sau đây Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty luật Vietlawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật Vietlawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty). Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật Vietlawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu. Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp. Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín. Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm: 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”; 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép; Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục. Bước 5: Đăng ký chữ ký số Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp; Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh của Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. 
Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Bắc Giang được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Bắc Giang. Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:  1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp? Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 3. Có những loại hình doanh nghiệp nào? Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: 3.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. 3.3. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. 3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. 3.5. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: - Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; - Công ty mua lại cổ phần đã phát hành; - Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn. 4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ; Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh; 5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang của VietLawyer. Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất. Tại Bắc Giang, chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các huyện, thành phố tại Bắc Giang: thành phố Bắc Giang, huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Yên Thế, huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng, huyện Việt Yên, huyện Tân Yên và huyện Hiệp Hoà.  Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang bao gồm các bước sau đây Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty luật Vietlawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật Vietlawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty). Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật Vietlawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu. Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp. Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín. Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm: 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”; 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép; Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục. Bước 5: Đăng ký chữ ký số Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp; Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang của Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.  ================================================================================
Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Thái Bình được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Thái Bình . Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Bình? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:  1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp? Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 3. Có những loại hình doanh nghiệp nào? Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: 3.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân. 3.2. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty hợp danh. 3.3. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH một thành viên. 3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên. 3.5. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: - Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; - Công ty mua lại cổ phần đã phát hành; - Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty cổ phần. 4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ; Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh;   Bài viết bạn có thể tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023. 5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Bình của VietLawyer. Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Bình trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất. Tại Thái Bình, chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các huyện, thành phố tại Thái Bình: Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Hưng Hà,  Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Đông Hưng, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Quỳnh Phụ, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Thái Thụy,  Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Tiền Hải, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Kiến Xương,  Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Vũ Thư và Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thành phố Thái Bình   Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Bình bao gồm các bước sau đây Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty luật Vietlawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật Vietlawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty). Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật Vietlawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu. Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp. Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín. Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm: 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”; 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép; Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục. Bước 5: Đăng ký chữ ký số Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp; Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Bình. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Bình của Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. 
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa | Giấy phép con - Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các Phòng khám chuyên khoa mới thành lập cần đề nghị cấp giấy phép hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho Phòng khám chuyên khoa dưới đây. 1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa 1.1 Điều kiện cơ sở vật chất - Có địa điểm cố định  - Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy  - Có khu vực tiệt trùng dụng cụ y tế sử dụng lại hoặc hợp đồng tiệt trùng tại cơ sở khác - Trường hợp thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn - Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có hai phòng riêng biệt  - Trường hợp khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa. 1.2 Điều kiện trang thiết bị y tế - Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở - Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa - Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa. 1.3 Điều kiện về nhân lực a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đáp ứng đủ các điều kiện như sau: - Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở. - Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động. - Đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện như sau: + Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng; + Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sĩ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền; + Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sĩ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS; + Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền: Là bác sĩ hoặc y sĩ chuyên khoa y học cổ truyền; + Phòng chẩn trị y học cổ truyền: Là lương y hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền; + Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ y học dự phòng và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân chuyên ngành dinh dưỡng hoặc bác sĩ y học cổ truyền và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân y khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc y sĩ và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng; + Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ; + Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sĩ chuyên khoa nam học hoặc bác sĩ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học; + Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp: Là bác sĩ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sĩ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp; + Phòng xét nghiệm: Là bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm, trình độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm hoặc cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học đối với người đã được tuyển dụng làm chuyên ngành xét nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực và được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm với chức danh là kỹ thuật viên; + Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang: Là bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề; - Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản; - Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở. b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản; c) Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm; d) Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sĩ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh; đ) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó. 1.4 Phạm vi hoạt động chuyên môn Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được Giám đốc Sở Y tế phê duyệt. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa, tin học bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở - 1 Bản sao - Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự - 1 Bản chính (Mẫu bản kê khai) - Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - 1 Bản chính (Mẫu danh sách đăng ký) - Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp - 1 Bản chính - Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất - 1 Bản chính - Bản sao hợp lệ quyết định thành lập - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ về Sở y tế Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Bước 3:  + Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động + Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở. + Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động. + Trong trường hợp không cấp Giấy phép hoạt động, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính  3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa là 45 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. ==============================================================================
Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Thái Nguyên được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Thái Nguyên. Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Nguyên? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:  1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp? Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 3. Có những loại hình doanh nghiệp nào? Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: 3.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  3.2. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty hợp danh. 3.3. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH một thành viên. 3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên. 3.5. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: - Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; - Công ty mua lại cổ phần đã phát hành; - Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty cổ phần. 4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ; Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh; Bài viết bạn có thể tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023. 5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Nguyên của VietLawyer. Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Nguyên trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất. Tại Thái Nguyên, chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các huyện, thành phố tại Thái Nguyên: Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thành phố Thái Nguyên, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thành phố Sông Công, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thị xã Phổ Yên, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Phú Bình, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Đồng Hỷ, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Võ Nhai, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Định Hóa, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Đại Từ, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Phú Lương.  Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Nguyên bao gồm các bước sau đây Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty luật VietLawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật VietLawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty). Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật VietLawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu. Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp. Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín. Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm: 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”; 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép; Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục. Bước 5: Đăng ký chữ ký số Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp; Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Nguyên. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Nguyên của Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.  ===================================================================================
Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Hà Nội được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Hà Nội. Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:  1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp? Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 3. Có những loại hình doanh nghiệp nào? Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: 3.1. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân. 3.2. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty hợp danh. 3.3. Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.  Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH một thành viên. 3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên. 3.5. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: - Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; - Công ty mua lại cổ phần đã phát hành; - Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty cổ phần. 4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ; Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh; Bài viết bạn có thể tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023. 5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội của VietLawyer. Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tối nhất. Chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các quận, huyện tại Hà Nội: Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại quận Hoàn Kiếm, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại quận Đống Đa, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại quận Ba Đình, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại quận Hai Bà Trưng, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại quận Hoàng Mai, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại quận Thanh Xuân, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại quận Long Biên, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại quận Nam Từ Liêm, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại quận Tây Hồ, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại quận Hà Đông, và 17 huyện gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Mê Linh, Sóc Sơn và Ứng Hòa và 1 thị xã là Sơn Tây. Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội bao gồm các bước sau đây: Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty luật Vietlawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật Vietlawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty). Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật Vietlawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu. Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp. Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín. Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm: 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”; 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấp phép; Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục. Bước 5: Đăng ký chữ ký số Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp; Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội của Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. 
Thủ tục cấp phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục | Giấy phép con - Hoạt động giáo dục trong trung tâm ngoại ngữ, tin học là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các trung tâm ngoại ngữ, tin học mới thành lập hoặc chuyển sang hoạt động giáo dục cần đề nghị Cấp phép hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp phép cho trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục dưới đây. 1. Điều kiện trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục - Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. - Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp phép cho trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép cho trung tâm ngoại ngữ, tin học bao gồm: - Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục - 1 Bản chính (Mẫu tờ trình) - Bản sao có chứng thực quyết định thành lập trung tâm do người có thẩm quyền cấp - 1 Bản sao - Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm - 1 Bản chính - Báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên - 1 Bản chính - Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà, nguồn kinh phí hoạt động - 1 Bản chính 3. Thủ tục cấp phép cho trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Trung tâm 01 (một) bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, bao gồm Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập.  Bước 2: + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản cho trung tâm những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung + Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định thực tế khả năng và ghi kết quả vào biên bản thẩm định + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, người có thẩm quyền quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa có quyết định thì phải nêu rõ lý do. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính  3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục là 15 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký cấp phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Trân trọng ./. ===========================================================================
 
hotline 0927625666