Tất cả sản phẩm

Đầu tư cho thuê nhà, phòng trọ, căn hộ chưng cư được xem là mô hình đầu tư an toàn và bền vững, thu hút nhiều cá nhân có tiền nhàn rỗi hoặc có khả năng trả nợ tiền vay tốt đầu tư vào lĩnh vực này.  Ngoài việc làm sao để cho thuê nhà có hiệu quả, thì vấn đề về các loại thuế phí phải nộp khi đầu tư tại phân khúc nhà cho thuê cũng được các cá nhân kinh doanh chú ý. Vậy, trong bài viết sau đây, VietLawyer sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà.  1. Cho thuê nhà, phòng trọ, căn hộ chung cư là một hình thức đăng ký kinh doanh Theo luật doanh nghiệp năm 2020, đặc biệt tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Khoản 2, Điều 79 quy định các ngành nghề khi kinh doanh mà không phải đăng ký bao gồm 06 ngành nghề sau đây: - Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối. - Những người bán hàng rong, quà vặt. - Những người buôn chuyến. - Những người kinh doanh lưu động. - Những người kinh doanh thời vụ. - Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp Như vậy, kinh doanh nhà trọ không thuộc một trong sáu trường hợp được nhắc đến được ở trên, do đó, khi kinh doanh, để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và hoạt động hiệu quả trong thị trường, thì khi kinh doanh nhà trọ phải có giấy phép. Hiện tại quy định pháp luật không có quy định xây bao nhiêu căn phòng trọ thì mới đăng ký kinh doanh. Vì vậy khi bạn có hoạt động kinh doanh nên tiến hành đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Như vậy căn cứ theo pháp luật hiện hành, khi đã phát sinh hoạt động kinh doanh, dù bạn kinh doanh phòng trọ quy mô nhỏ, doanh thu thấp thì đều phải đăng ký kinh doanh hay nói cách khác là làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng trọ. Mặt khác, theo công văn số 6457/SKHĐT-ĐKKD về ngành nghề cho thuê nhà thì: “Hoạt động cho thuê nhà (kể cả trường hợp cho người trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà ở) và hoạt động cho thuê mặt bằng để kinh doanh (gọi chung là hoạt động cho thuê nhà) là hoạt động kinh doanh bất động sản và người cho thuê nhà phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có đăng ký kinh doanh và có vốn pháp định theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân được phép đăng ký kinh doanh hoạt động cho thuê nhà ở mà không cần phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và không phải có điều kiện về vốn pháp định. Như vậy, đối chiếu với quy định của Luật Nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân trong nước sẽ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cho thuê nhà ở mà không phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và không cần phải có vốn pháp định. Do đó, bạn cần phải đăng kí kinh doanh và đóng thuế theo quy đinh của nhà nước khi xây dựng mô hình kinh doanh nhà trọ. 2. Ai là người đóng thuế? Theo quy định từ công văn 2994/TCT-TNCN ngày 24/7/2015 của tổng cục Thuế thì: – Cá nhân hay đại diện tổ chức cho thuê tài sản khai thuế và trực tiếp đóng thuế. – Người thuê nếu trong hợp đồng có điều khoản quy định về mục người thuê đóng thuế 3. Những loại thuế cần nộp khi cho thuê nhà  Thông thường, các loại thuế mà người cho thuê nhà trọ phải nộp bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào người cho thuê nhà trọ cũng phải nộp các loại thuế trên. Việc xác định cho thuê nhà có phải nộp thuế hay không phụ thuộc vào thu nhập từ việc cho thuê nhà của bạn có đạt mức mà pháp luật yêu cầu kê khai và nộp thuế hay không. 3.1. Thuế môn bài * Đây chính là loại thuế mà các hộ kinh doanh (chủ nhà cho thuê) phải đóng nếu như họ có doanh thu hàng năm trên mức 100 triệu. Mức lệ phí thuế môn bài mà người kinh doanh phải nộp dựa vào số vốn điều lệ đã được ghi trên giấy phép kinh doanh và mức doanh thu bình quân hàng năm của hộ kinh doanh đó. Cụ thể là, mức nộp lệ phí này sẽ được quy địnhrõ trong khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP: Doanh thu trên mức 500 triệu đồng/năm, thì lệ phí bạn phải nộp 1 triệu đồng/năm. Doanh thu từ mức 300 -> 500 triệu đồng, thì lệ phí bạn phải nộp 500.000 đồng/năm. Doanh thu từ mức 100 -> 300 triệu đồng, thì lệ phí bạn phải nộp 300.000 đồng/năm. Lưu ý: nếu như doanh thu đó phát sinh từ việc cho thuê vào 06 tháng đầu năm, thì hộ kinh doanh cho thuê nhà sẽ phải nộp thuế cho cả năm. Riêng đối với hợp đồng thuê nhà phát sinh vào 06 tháng cuối năm (từ ngày 1.7) thì mức thuế môn bài mà hộ kinh doanh đó phải nộp chỉ bằng ½ số tiền thuế môn bài của cả năm đó. Ví dụ, bạn bắt đầu việc cho thuê nhà kể từ tháng 9, mức doanh thu bình quân ước tính đạt đang 150 triệu đồng/năm, thì mức thuế môn bài phải nộp sẽ được tính như sau: (300.000) x (1/2) = 150.000 đồng. * Đối với các trường hợp các hộ kinh doanh (chủ nhà cho thuê) có doanh thu hằng năm dưới 100 triệu: Theo Điều 3 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về các trường hợp được miễn lệ phí môn bài như sau: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định này nếu bạn cho thuê nhà trọ mà thu nhập từ 100 triệu đồng/ năm trở xuống thì được miễn lệ phí. 3.2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) - Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Khoản 2 Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC có quy định: “Đối với các hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng tiền cho thuê trong năm đạt từ 100 triệu trở xuống, hoặc là tổng số tiền cho thuê BĐS trung bình 1 tháng trong năm đặt từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì sẽ không phải khai, nộp thuế TNCN, thuế GTGT và cơ quan thuế sẽ không thực hiện cấp hóa đơn lẻ cho trường hợp này”. Như vậy, nếu thu nhập từ các hợp đồng cho thuê nhà trọ từ 100 triệu/năm trở xuống thì người cho thuê nhà sẽ không phải kê khai và nộp thuế. Tuy nhiên, nếu tiền cho thuê nhà trên 100 triệu/năm thì người cho thuê phải đóng theo quy định về thuế cho thuê nhà trọ theo Điều 4, Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà trọ là 5% Doanh thu đối với mỗi loại thuế. Cụ thể cách tính số thuế phải nộp như sau: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 5% Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 5% 4. Ví dụ thực tế về việc nộp thuê của chủ nhà trọ Ví dụ, bà Hoa cho thuê nhà nguyên căn ở Cầu Giấy, Hà Nội trong thời gian liên tục từ tháng 10 năm 2020 đến hết tháng 12 năm 2021, giá cho thuê thuê nhà là 9 triệu đồng/tháng. Khi đó, tổng số tiền cho thuê nhà cũng như mức thuế TNCN và thuế GTGT mà bà Hoa phải nộp cho cơ quan thuế được tính như sau: – Năm 2020, bà Hoa cho thuê nhà riêng Cầu Giấy trong 3 tháng (từ tháng 10 cho đến hết tháng 12) với tổng doanh thu là: (3 tháng) x (9 triệu) = 27 triệu (<100 triệu). Như vậy, trong năm 2018, bà Hoa sẽ không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT cho hoạt động cho thuê nhà của mình. – Năm 2021, bà Hoa cho thuê nhà trong 12 tháng (kể từ tháng 1 cho đến hết tháng 12) với tổng doanh thu là: (12 tháng) x (9 triệu) = 108 triệu (>100 triệu). Như vậy, trong năm 2021, bà Hoa sẽ phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT cho cơ quan thuế đối với hoạt động cho thuê nhà của mình. => Các khoản thuế bà Hoa phải đóng bao gồm: + Thuế môn bài cho doanh thu 100 – 300 triệu/năm là 300.000 đồng + Thuế giá trị gia tăng là 5% của 108.000.000 đồng + Thuế thu nhập cá nhân là 5% của 108.000.000 đồng Vậy mỗi năm chị Hoa phải đóng số tiền: 11.100.000đ (5% + 5% + 300,000). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết? - Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về các thủ tục, hồ sơ giấy tờ để yêu cầu tuyên bố một người đã chết tại Tòa án như sau: Đối với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết được quy định từ Điều 391 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đến Điều 393 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể: “Điều 391. Quyền yêu cầu tuyên bố một người là đã chết 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự. 2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thuộc trường hợp theo quy định của Bộ luật dân sự.” Theo đó, kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố chết thì người yêu cầu phải gửi kèm tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố chết là đã chết hoặc thuộc các trường hợp tại Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015. “Điều 392. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết 1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết. 2. Nội dung thông báo, việc công bố thông báo và thời hạn thông báo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 388 của Bộ luật này. 3. Trong thời hạn thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và thông báo cho Tòa án biết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. 4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.” Như vậy, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết. Trong thời hạn thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và thông báo cho Tòa án biết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. “Điều 393. Quyết định tuyên bố một người là đã chết Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.” Như vậy, nếu đơn yêu cầu được chấp nhận thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết. Trên đây là tư vấn của VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải quyết.
Thủ tục IPO: Những điều cần biết khi niêm yết công ty - PO, hay Initial Public Offering, là một trong những sự kiện quan trọng của một công ty. Đây là bước mà một doanh nghiệp tư nhân quyết định mở cửa cơ hội cho cộng đồng đầu tư công chúng. IPO cho phép công ty cung cấp cổ phiếu của mình lên thị trường chứng khoán để huy động vốn, mở rộng quy mô hoạt động, và có cơ hội tăng trưởng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá thủ tục IPO, từ quy trình chuẩn bị cho đến khi công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Cùng tìm hiểu về những khía cạnh quan trọng của IPO và những điều cần biết trước khi quyết định đưa công ty của bạn vào thị trường chứng khoán. I/ Khái niệm và ý nghĩa của IPO  IPO, hoặc viết đầy đủ là Initial Public Offering, là một sự kiện quan trọng trong thế giới tài chính và doanh nghiệp. Đây là quá trình mà một công ty tư nhân quyết định mở cửa cơ hội cho cộng đồng đầu tư công chúng bằng cách phát hành cổ phiếu của mình và niêm yết chúng trên sàn giao dịch chứng khoán. IPO có thể được hiểu đơn giản như một cách để công ty thu vốn từ những nhà đầu tư bên ngoài thông qua việc bán cổ phiếu. Trước khi IPO, công ty thường là doanh nghiệp tư nhân, tức là cổ đông chủ yếu là các nhà sáng lập và các nhà đầu tư riêng tư. Sau khi IPO, công ty trở thành một công ty đại chúng, có khả năng cung cấp cổ phiếu cho bất kỳ ai muốn mua, thông qua sàn giao dịch chứng khoán. IPO mang lại nhiều lợi ích cho công ty bao gồm việc huy động vốn mới để đầu tư và mở rộng kinh doanh, tạo sự thanh khoản cho các cổ đông sáng lập, cải thiện tính minh bạch và tạo uy tín trên thị trường. Ngoài ra, nó cũng mở ra cơ hội cho các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và giúp công ty tăng cường hình ảnh và thương hiệu của họ. Nhưng việc thực hiện một IPO không phải lúc nào cũng dễ dàng và đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong quá trình IPO, công ty phải tuân thủ nhiều quy định và chuẩn bị tài chính và hồ sơ thông tin cơ bản cho việc niêm yết trên thị trường chứng khoán. II/ Quy trình Chào Bán Cổ Phiếu Lần Đầu Ra Công Chúng Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và điều kiện được đề ra bởi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan có liên quan. Dưới đây là một số bước cơ bản trong quy trình này: Bước 1: Đáp ứng điều kiện IPO Để tham gia vào quá trình IPO, công ty cần đáp ứng các điều kiện được quy định bởi Luật Chứng khoán và các quy định liên quan, bao gồm về vốn điều lệ, lãi suất, và phương án sử dụng vốn sau khi IPO. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ Công ty cần chuẩn bị một hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, bao gồm các tài liệu như điều lệ, báo cáo tài chính, và quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc IPO. Bước 3: Tìm hiểu và lựa chọn đối tác tư vấn Thường thì công ty sẽ cần sự tư vấn từ một công ty chứng khoán hoặc một đối tác tài chính để hỗ trợ trong quá trình IPO. Đối tác này sẽ giúp công ty xác định giá chào bán cổ phiếu và thực hiện các thủ tục liên quan. Bước 4: Đăng ký chào bán Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng sẽ được nộp đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để xem xét và phê duyệt. Quy trình này có thể mất một thời gian tương đối. Bước 5: Công bố thông tin Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu, công ty phải công bố thông tin về việc IPO trên các phương tiện truyền thông để thông báo cho công chúng và các nhà đầu tư tiềm năng. Bước 6: Tiến hành IPO Sau khi thông tin được công bố, công ty có thể tiến hành IPO. Quá trình này bao gồm việc chào bán cổ phiếu ra thị trường và chấp nhận các đơn đặt mua từ các nhà đầu tư. Bước 7: Niêm yết cổ phiếu Khi IPO thành công, cổ phiếu của công ty sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán để có thể giao dịch công khai. Bước 8: Theo dõi và tuân thủ Sau khi IPO, công ty cần tuân thủ các quy định về báo cáo tài chính và thông tin công bố để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật. IPO không chỉ giúp công ty huy động vốn mà còn mở cửa cho sự phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, và do đó, việc tư vấn từ các chuyên gia có kinh nghiệm là rất quan trọng. II/ Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam Theo quy định tại khoản 1 điều 15 Luật Chứng khoán 2019, các điều kiện để một công ty cổ phần được chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng bao gồm: - Vốn điều lệ: Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán phải trên 30 tỷ đồng tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. - Kết quả kinh doanh: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán. - Phương án cụ thể: Phương án phát hành và sử dụng nguồn vốn thu được sau khi IPO phải được đại hội đồng cổ đông thông qua. - Tỷ lệ số cổ phiếu có quyền biểu quyết: Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của doanh nghiệp phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn. Trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. - Cam kết của cổ đông lớn: Cổ đông lớn trước thời điểm IPO phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành trong tối thiểu là một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. - Yêu cầu về pháp lý: Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích. - Đơn vị tư vấn: Doanh nghiệp phải có công ty chứng khoán tư vấn trong việc đăng ký phát hành chào bán cổ phiếu. Yêu cầu này không áp dụng đối với doanh nghiệp là công ty chứng khoán thực hiện IPO. - Cam kết: Doanh nghiệp cần cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán. Điều kiện niêm yết cũng sẽ có sự khác nhau giữa các sàn chứng khoán. - Yêu cầu về tài khoản: Doanh nghiệp cần mở một tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Anh Hà - Thanh Hóa có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau: "Em trai tôi bị mất tích trong một vụ tai nạn máy bay cách đây 03 năm, dù cơ quan chức năng cùng với đội hỗ trợ đã nỗ lực tìm kiếm từ hôm xảy ra tai nạn nhưng đến nay vẫn không có tin tức của em trai tôi là còn sống hay đã chết. Chúng tôi cũng không còn hy vọng nên muốn yêu cầu tuyên bố chết đối với trường hợp em trai tôi có được hay không? Đến đâu để gửi yêu cầu tuyên bố chết?" Cảm ơn anh Hà đã gửi câu hỏi về VietLawyer, chúng tôi xin tư vấn như sau:   Căn cứ Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp mà người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết như sau: “Điều 71. Tuyên bố chết 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này. 2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. 3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.” Theo đó, trường hợp em trai bạn đã mất tích trong một vụ tai nạn đã 03 năm từ ngày xảy ra tai nạn thì thuộc trường hợp tại điểm c khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố chết đối với trường hợp này. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp kịp thời,
  Bạn Trâm - Hà Giang có gửi câu hỏi về Công ty VietLawyer như sau: "Em là sinh viên mới lên đại học, em có thuê một căn trọ nhưng em chưa biết làm thủ tục đăng ký tạm trú như thế nào và nếu không làm thủ tục tạm trú có bị phạt không ạ?" Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về VietLawyer, chúng tôi trả lời bạn như sau: I: Quy định của pháp luật về đăng ký tạm trú.  Theo Điều 27 Luật Cư trú:  1, Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú; 2, Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần;  3, Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật này.  Công dân đến nơi sinh sống khác xã nơi đăng ký thường trú bắt buộc phải đăng ký thường trú, tạm trú. Nếu công dân không thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định của Pháp luật thì theo Khoản 1 điều 9 Nghị định144/2021/NĐ-CP mức phạt đối với công dân là từ 500.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. Như vậy bạn Trâm nên chủ động trong vòng 30 ngày kể từ khi chuyển đến (có thể tính từ thời điểm giao kết hợp đồng thuê nhà) bạn nên ra cơ quan tại phường hoặc thực hiện online đăng ký tạm trú.  II: Hồ sơ và thủ tục đăng ký tạm trú: Hồ sơ và thủ tục đăng ký tạm trú cần những thứ sau đây:  1. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;  b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.  2. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.  Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do Cách thức nộp đơn bạn có thể nộp qua Công an xã phường nơi có bạn tạm trú hoặc bạn có thể đăng ký trên cổng dịch vụ công quốc gia https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/.  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
12 trường hợp phải đăng ký biến động đất đai 1.12 trường hợp phải đăng ký biến động đất đai? Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013, đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: (1) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. (2) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên. (3) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất. (4) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký. (5) Chuyển mục đích sử dụng đất. (6) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất. (7) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất. (8) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng. Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng (là tài riêng được xác lập trước thời kỳ hôn nhân hoặc có được bằng tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân) nhưng nay muốn chuyển thành tài sản chung thì phải đăng ký biến động. (9) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất. (10) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật. (11) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề. - Theo khoản 1 Điều 171 Luật Đất đai 2013 thì quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề. - Người có thửa đất nằm phía trong (bị bao bọc bởi thửa đất phía ngoài nên không có lối đi), theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. - Việc xác lập quyền về lối đi trên đất người khác phải thực hiện đăng ký biến động. (12) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất. 2.Không đăng ký biến động đất đai bị xử phạt như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, quy định như sau: Không đăng ký đất đai 1. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu; b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu. 2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động; b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động. 3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định. Như vậy, không đăng ký biến động đất đai sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 3 nêu trên. Đồng thời, buộc người đang sử dụng đất không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định. Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các trường hợp phải đăng ký biến động đất đai. Nếu bạn đọc đang ở trong một trong các trường hợp nêu trên hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: Luật sư Việt - Luật sư của bạn hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để được trợ giúp trong vấn đề hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý đăng ký biến động đất đai.
Không đăng ký kết hôn có được hưởng chế độ thai sản? - Việc hưởng chế độ thai sản là một vấn đề quan trọng đối với những người tham gia Bảo hiểm Xã hội. Đây là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống mà nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và chăm sóc gia đình. Công ty VietLawyer xin chia sẻ về các điều kiện về chế độ thai sản thông qua bài viết dưới đây.  1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản Để được hưởng chế độ thai sản, người tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) phải đáp ứng hai điều kiện cụ thể theo quy định tại Điều 31 của Luật BHXH năm 2014. - Về đối tượng, chế độ này áp dụng cho: + Lao động nữ đang mang thai. + Lao động nữ đang trong giai đoạn sinh con. + Lao động nữ đang mang thai hộ cho người khác và người mẹ nhờ mang thai hộ. + Người lao động đang nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi. + Lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện biện pháp triệt sản. + Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con. - Về thời gian đóng BHXH: + Người lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. + Đối với lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định, cần phải đã đóng đủ ít nhất 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. - Về trường hợp nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, nhưng vẫn đủ các điều kiện nêu trên, họ vẫn có quyền hưởng chế độ thai sản giống như những người lao động khác. 2. Không đăng ký kết hôn có được hưởng chế độ thai sản? Khi nói đến việc hưởng chế độ thai sản và việc đăng ký kết hôn, chúng ta cần phân tích các quy định cụ thể tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 để áp dụng cho từng lao động. - Đối với lao động nữ: + Như đã trình bày ở trên, điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ không liên quan đến việc đăng ký kết hôn. Thay vào đó, nó liên quan đến quá trình tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động. Do đó, pháp luật không hạn chế quyền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con, không quan tâm đến việc họ đã đăng ký kết hôn hay chưa. + Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng - Đối với lao động nam: + Quy định về đối tượng hưởng chế độ thai sản đề cập đến "lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con". Điều này đòi hỏi việc công nhận quan hệ vợ chồng phải tuân theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Một kết quả trực tiếp của quy định này là quan hệ vợ chồng chỉ được coi là hợp pháp khi nam và nữ đã kết hôn theo quy định của pháp luật. Do đó, đối với người lao động chưa đăng ký kết hôn hoặc không đăng ký kết hôn, quan hệ vợ chồng không được công nhận, và họ không được hưởng chế độ thai sản dành cho lao động nam. + Trường hợp lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: a) 05 ngày làm việc; b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Do vậy : Trong trường hợp không đăng ký kết hôn: - Đối với lao động nữ: Được hưởng chế độ thai sản. - Đối với lao động nam: Không được hưởng chế độ thai sản. Do đó, trong trường hợp lao động nữ và lao động nam không đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật thì chỉ có lao động nữ được phép hưởng chế độ thai sản còn lao động nam thì không được hưởng chế độ thai sản. Bên cạnh đó, nếu hai vợ chồng đã đăng ký kết hôn thì người chồng cũng phải đảm bảo đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con thì mới được hưởng chế độ thai sản Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Trộm cắp tài sản là tội phạm quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Trong trường hợp chưa hoàn thành xong hành vi trộm cắp thì có được miễn trách nhiệm hình sự hay không? I. Chưa hoàn thành tội phạm trộm cắp tài sản có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Trộm cắp là hành vi lợi dụng lúc người khác sơ hở, không cảnh giác thực hiện chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác. Theo Điều 173 Bộ luật Hình sự quy định xác định số tiền được coi bị trộm cắp đủ điều kiện khởi tố hình sự là từ 2.000.000 đồng. Đối với tội phạm trộm cắp tài sản chỉ cần chủ thể thực hiện đủ tuổi theo quy định, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và thực hiện các hành vi lén lút chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác với trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên là đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm không bắt buộc phải thực hiện thành công hành vi trộm. Mức phạt cao nhất đối với tội phạm này lên đến 20 năm tù và phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng.  II. Chưa hoàn thành tội phạm trộm cắp tài sản bị chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Theo Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về "Phạm tội chưa đạt" có định nghĩa:  Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện hành vi tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.  Tại điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 có nêu:  Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Vì vậy đối với tội phạm trộm cắp tài sản mà hành vi trộm cắp chưa hoàn thành thì mức phạt người thực hiện phải thực hiện ba phần tư số năm mức phạt tù tối đa là 15 năm với tội phạm "Trộm cắp tài sản".  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Mạnh - Phú Thọ có câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Điều kiện gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?  . Tôi xin cảm ơn" Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết dưới đây. 1. Thời hạn giấy phép lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là bao lâu? Theo Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thời hạn của giấy phép lao động như sau: Điều 155. Thời hạn của giấy phép lao động Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm. 2. Điều kiện gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam quy định như sau: Điều 16. Điều kiện được gia hạn giấy phép lao động 1. Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày. 2. Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định này. 3. Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp. 3. Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn là bao lâu? Điều 19 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn như sau: Điều 19. Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này nhưng chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm. Theo đó, các trường hợp được quy định tại Điều 10 Nghị định này như sau: Điều 10. Thời hạn của giấy phép lao động Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm: 1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết. 2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam. 3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. 4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. 5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ. 6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó. 8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam. 9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Trên đây là bài tư vấn của Công ty Luật Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Hiện nay, đa số người lao động và sinh viên sống tại các thành phố lớn đều phải thuê phòng trọ hoặc nhà trọ để có nơi ở. Vì thị trường nhà đất đắt đỏ, việc mua một ngôi nhà riêng là điều khó khăn. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của mình, bên cạnh việc ký hợp đồng thuê nhà.Bạn cũng cần nắm rõ các quy định pháp luật về việc thuê nhà trọ. Những lưu ý cần biết khi thuê phòng trọ - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Hợp đồng thuê phòng trọ Hợp đồng thuê nhà trọ - nhà ở vốn là một trong những yếu tố ràng buộc giữa đôi bên người thuê trọ và người cho thuê trọ mà khi có bất cứ vấn đề không tốt xảy ra thì “hợp đồng thuê nhà” sẽ là căn cứ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các bên, đặc biệt là người thuê nhà trọ. Vì vậy mà nếu không có hợp đồng thì mọi lời nói đều gần như chỉ là lời nói gió bay mà thôi. Việc có được bản hợp đồng sẽ giúp 2 bên dù có muốn làm gì đi nữa thì cũng cần xét chiếu theo bản hợp đồng này. Phần lớn các chủ nhà đa số là người nắm đằng chuôi khi cho thuê trọ, họ chủ động nên thường có lợi hơn khi cho thuê trọ. Người thuê trọ nhiều khi vì không hiểu rõ, không có kinh nghiệm nên có thể bị lừa, bị trở mặt khiến bản thân lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười. Rất nhiều trường hợp chủ nhà lật lọng những thỏa hiệp ban đầu khi mà người thuê trọ có ý muốn chuyển trọ. Chẳng hạn như chây lỳ không chịu trả tiền đặt cọc, hay vặn vẹo đủ các khoản khác nhau khi hợp đồng thuê nhà không nói rõ hoặc không có. Vậy để tránh mất quyền lợi của mình, người thuê phòng trọ hãy “xem xét kỹ càng hợp đồng thuê nhà/ thuê phòng” trước khi ký tên thỏa thuận. Trong trường hợp có nhiều người cùng thuê phòng trọ thì nên ghi đầy đủ hết tất cả thông tin người thuê vào mẫu hợp đồng để tránh những phát sinh sau này. Để bảo đảm về tính pháp lý thì những thông tin người tham gia hợp đồng phải rõ ràng, chính xác và đầy đủ. Bao gồm các nội dung sau đây: Thông tin của các bên trong giao dịch thuê trọ (đối với cá nhân:Họ và tên, CMND/CCCD/Hộ chiếu…; đối với tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ của tổ chức…); Mô tả đặc điểm của căn nhà trọ cho thuê, phòng trọ cho thuê (diện tích, không gian sử dụng, phòng có nội thất hay không…); Thời gian thuê trọ (thông thường hợp đồng thuê trọ thường được lập từ 6 tháng đến 1 năm thuê); Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; Cam kết của các bên về giao dịch thuê trọ; Các thỏa thuận khác (nếu có); Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê trọ; Ngày/tháng/năm giao kết hợp đồng thuê trọ; Số tiền cọc thuê trọ (số tiền này nhằm hỗ trợ bên cho thuê khi bên thuê trọ khi bên thuê trọ có hành vi phá hoại tài sản có sẵn trong phòng trọ cho thuê…); Chữ ký, ghi rõ họ tên của các bên. Lưu ý trường hợp là tổ chức thì ghi rõ chức vụ của người ký và đóng dấu của tổ chức (nếu có). 2. Quy định về việc đặt cọc khi thuê trọ Khi chấp nhận thuê phòng trọ, người thuê phải đặt cọc một số tiền nhất định cho chủ trọ. Lúc này nếu số tiền quá nhỏ và mức độ uy tín của chủ trọ cao thì bạn có thể không cần đến Hợp đồng đặt cọc thuê phòng trọ. Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 về đặt cọc như sau: Điều 328. Đặt cọc 1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. 2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Theo đó, đặt cọc thuê trọ đối với người lao động và sinh viên được hiểu là việc các bạn giao cho bên chủ nhà trọ (thông thường) một khoản tiền để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thuê trọ. Nhưng nếu cảm thấy không chắc chắn bạn nên làm hợp đồng đàng hoàng để tránh tình trạng bị mất cọc và rất nhiều những vấn đề rủi ro khác phát sinh. Theo đó, để xác định có phải trả tiền cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn hay không thì bạn cần căn cứ vào thoả thuận trước đó nêu trong hợp đồng thuê nhà. Trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận, số tiền đặt cọc sẽ thuộc về bên cho thuê vì bạn không thực hiện đúng thời hạn hợp đồng thuê. 3. Quy định về việc trả cọc, mất cọc thuê trọ Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc trả, mất cọc thuê trọ như sau: Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ví dụ: Trường hợp A thuê trọ của B và đặt cọc 1 triệu đồng thì: - Trường hợp ký kết hợp đồng: 1 triệu đồng đặt cọc sẽ được trả lại hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trọ; - Trường hợp người thuê từ chối việc ký hợp đồng thuê trọ thì sẽ mất 01 triệu đồng tiền cọc; - Trường hợp người cho thuê từ chối việc ký hợp đồng thuê trọ thì phải trả 01 triệu đồng tiền cọc và trả 01 khoản tiền tương đương tiền cọc là 01 triệu đồng Lưu ý: Trường hợp hai bên có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận. 4. Giấy tạm trú, khai báo nhân khẩu Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì các đơn vị cho thuê nhà trọ phải chịu trách nhiệm khai báo và làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho khách thuê tại cơ sở kinh doanh của mình. Điều kiện đăng ký tạm trú được quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 như sau: Công dân đến sinh sống ngoài phạm vi đơn vị hành chính, nơi đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên. Vì mục đích công tác, học tập hoặc mục đích khác phải đăng ký tạm trú. Thời hạn tạm trú tối đa là 2 năm và có thể gia hạn thêm nhiều lần. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại nơi cấm theo quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. Vì vậy, trách nhiệm đăng ký tạm trú thuộc về người thuê nhà, nhưng thông thường chủ nhà sẽ hỗ trợ làm thủ tục đăng ký khi cho họ thuê nhà. Chủ trọ khi đi đăng ký tạm trú cho khách trọ của mình phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau đây: Giấy CMND: Nếu không có giấy CMND thì phải có giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xét duyệt trong thời hạn 03 ngày làm việc. Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ và trả kết quả cho người đăng kí. Nếu không không xác nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Những điều cần biết khi thuê trọ". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Nuôi thú cưng như chó, mèo,... là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Tuy nhiên, việc nuôi thú cưng đòi hỏi chủ vật nuôi phải có trách nhiệm chăm sóc, quản lý thú cưng, vật nuôi của mình. Vậy, nếu chẳng may thú cưng, vật nuôi gây thiệt hại cho người khác (như cắn người, gây tai nạn,...) thì chủ vật nuôi sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào? - Công ty VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Trách nhiệm dân sự khi vật nuôi gây thiệt hại      Căn cứ theo Khoản 4 Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về việc quản lý nuôi chó, mèo: 1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y; 2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y; 3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y; 4. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.      Theo đó, người chủ của thú cưng, vật nuôi cụ thể ở đây là chó, mèo gây thiệt hại cho người khác thì tùy theo mức độ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.      Ngoài ra, căn cứ theo Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra như sau: 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.      Như vậy, người chủ phải bồi thường thiệt hại do vật nuôi mình nuôi gây ra, tùy hậu quả mà vật nuôi gây ra mà người chủ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 2. Vật nuôi gây thiệt hại, chủ có phải chịu trách nhiệm hình sự?      Chủ vật nuôi dẫn, dắt vật nuôi của mình ra nơi công cộng, không thực hiện các quy định về đeo rọ mõm, xích khóa….dẫn đến cắn chết người. Nếu xác minh được người chủ nuôi chó không có ý định thả chó với mong muốn gây chết người mà việc để chó chạy ra nơi công cộng và gây chết người là do sự cẩu thả, chủ quan của chủ vật nuôi thì người chủ vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo Khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017): 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.      Như vậy, thú cưng, vật nuôi gây thiệt hại cho người khác thì người chủ có thể chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ thiệt hại mà thú cưng, vật nuôi gây ra.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề thú cưng, vật nuôi gây thiệt hại cho người khác (như cắn người, gây tai nạn,...) thì chủ vật nuôi sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
    Buôn bán hàng cấm là hành vi vi phạm pháp luật nhưng trên thực tế hoạt động này vẫn được nhiều người vì mục đích chuộc lợi mà cố tình vi phạm và thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm qua mắt cơ quan chức năng. Một trong số đó là buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội. Vậy, trường hợp  - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Thế nào là hàng cấm?      Căn cứ theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: "Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam. Khi đó, cá nhân, tổ chức có hành vi buôn bán các loại hàng trên dưới bất kì hình thức nào cũng được xem là đang buôn bán hàng cấm. 2. Mức phạt tù của tội buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội 2.1. Mức phạt tù đối với cá nhân buôn bán hàng cấm      Căn cứ theo Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định Mức phạt tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối cá nhân vi phạm như sau: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít; b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao; c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít; e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao; g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng; k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu; l) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên; b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên; c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên; d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên;      Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 4 Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cá nhân sản xuất, buôn bán hàng cấm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau: 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2.2. Mức phạt tù đối với pháp nhân thương mại buôn bán hàng cấm      Căn cứ theo Khoản 5 Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định Mức phạt tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối với pháp nhân thương mại như sau: 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666