Tất cả sản phẩm

Mua chung cư có thời hạn sử dụng đất 50 năm khi hết thời hạn chủ sở hữu có mất nhà hay không? Anh Công – Hà Nội có đặt câu hỏi về cho VietLawyer như sau: Tôi có vấn đề muốn được tư vấn như sau. Căn hộ chung cư tôi mua thuộc diện quyền sử dụng đất 50 năm chứ không phải sổ đỏ vĩnh viễn, vậy hết thời gian đó có phải tôi sẽ mất nhà hay không? 1.Chung cư xây dựng trên đất có thời hạn sử dụng là 50 năm thì chung cư có thời hạn thế nào? Căn cứ theo khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định: Điều 126. Đất sử dụng có thời hạn … 3 … Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này…. Chiếu theo quy định trên dự án xây dựng nhà chung cư mà thời hạn giao đất là 50 năm thì khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua, căn hộ đó sẽ được sử dụng ổn định lâu dài đối với phần sở hữu nhà ở. 2.Mua chung cư có thời hạn sử dụng đất 50 năm khi hết thời hạn chủ sở hữu có mất nhà hay không? Đối với thời hạn sử dụng chung cư pháp luật không phân biệt chung cư có thời hạn sử dụng đất 50 năm hay chung cư sử dụng lâu dài. Căn cứ theo Điều 99 Luật Nhà ở 2014 quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư như sau: Điều 99. Thời hạn sử dụng nhà chung cư 1. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kiểm định chất lượng nhà ở. 2. Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây: a) Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 110 của Luật này; b) Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở; nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Việc xử lý nhà chung cư và quyền sử dụng đất có nhà chung cư thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được quy định như sau: a) Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới theo quy định tại Mục 2 Chương này; b) Trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt; c) Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở; d) Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 116 của Luật này. Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Như vậy thời hạn chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định trên, quyền lợi (thời gian sử dụng) của người mua chung cư tại các dự án có thời hạn sử dụng đất 50 năm không khác với quyền lợi của người mua chung cư có thời hạn sử dụng lâu dài, khi hết thời hạn 50 năm, bạn vẫn được tiếp tục sở hữu nhà ổn định. Mọi thay đổi có liên quan đến phần sở hữu riêng đều phải có sự đồng ý của bạn, tức là chủ sở hữu. Tuy nhiên nếu sau một thời gian sử dụng mà công trình không còn đủ điều kiện sử dụng theo kiểm định của cơ quan có thẩm quyền thì chủ sở hữu căn hộ chung cư đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về cải tạo, phá dỡ nhà chung cư, trong trường hợp này thì bạn được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó, trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer trong vấn đề thời hạn sử dụng chung cư. Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tư vấn và sử dụng các dịch vụ pháp lý, hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: Luật sư Việt - Luật sư của bạn hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn kịp thời.
Anh Dũng - Nam Định có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Ai có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?" Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014, cụ thể như sau: Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. 4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định. 6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Theo đó, trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mất khả năng thanh toán thì chủ sở hữu công ty có trách nhiệm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Không đổi sang biển số định danh có bị phạt không? - Từ ngày 15/08/2023, Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới sẽ có hiệu lực. 1. Từ ngày 15/8/2023, người dân sẽ được cấp và được quản lý biển số xe theo mã định danh của chủ xe Theo Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 15/8/2023), biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe (sau đây gọi là biển số định danh). - Biển số định danh là biển số có ký hiệu, seri biển số, kích thước của chữ và số, màu biển số theo quy định tại Thông tư 24/2023/TT-BCA. - Đối với chủ xe là công dân Việt Nam thì biển số xe được quản lý theo số định danh cá nhân. - Đối với chủ xe là người nước ngoài thì biển số xe được quản lý theo số định danh của người nước ngoài do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập hoặc số thẻ thường trú, số thẻ tạm trú hoặc số chứng minh thư khác do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Đối với chủ xe là tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danh điện tử của tổ chức do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập; trường hợp chưa có mã định danh điện tử của tổ chức thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành lập. - Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng, hư hỏng hoặc chuyển quyền sở hữu xe thì biển số định danh của chủ xe được cơ quan đăng ký xe thu hồi và cấp lại khi chủ xe đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình. Số biển số định danh được giữ lại cho chủ xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày thu hồi; quá thời hạn nêu trên, nếu chủ xe chưa đăng ký thì số biển số định danh đó được chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định. - Trường hợp chủ xe chuyển trụ sở, nơi cư trú từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì được giữ lại biển số định danh đó (không phải đổi biển số xe). 2. Trường hợp không đổi sang biển số định danh Khoản 4 Điều 39 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định như sau: Đối với xe đã đăng ký biển 3 hoặc 4 số thì tiếp tục được phép tham gia giao thông, trừ trường hợp chủ xe có nhu cầu cấp sang biển số định danh hoặc khi chủ xe thực hiện thủ tục cấp đổi chứng nhận đăng ký xe, cấp đổi biển số xe, cấp lại chứng nhận đăng ký xe, cấp lại biển số xe hoặc đăng ký sang tên, di chuyển xe theo quy định của Thông tư này thì thực hiện thu hồi biển 3 hoặc 4 số đó và cấp đổi sang biển số định danh theo quy định. Căn cứ theo quy định trên thì không bắt buộc chủ xe phải đổi sang biển số định danh. Do đó, không đổi sang biển số định danh thì không bị phạt. 3. Thời hạn giải quyết đăng ký xe - Cấp chứng nhận đăng ký xe: Không quá 02 ngày làm việc, kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trừ trường hợp cấp lại chứng nhận đăng ký xe phải thực hiện xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 24/2023 nêu dưới đây. - Thời hạn xác minh việc mất chứng nhận đăng ký xe khi giải quyết thủ tục cấp lại chứng nhận đăng ký xe là 30 ngày; thời hạn xác minh không tính vào thời hạn giải quyết cấp lại chứng nhận đăng ký xe theo quy định tại khoản 1 Điều 7 nêu trên. - Cấp biển số định danh lần đầu: Cấp ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ. - Cấp đổi biển số xe, cấp lại biển số xe, cấp biển số xe trúng đấu giá, cấp lại biển số định danh: Không quá 07 ngày làm việc, kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Cấp đăng ký xe tạm thời, cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe: + Trường hợp thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên cổng dịch vụ công: Sau khi người làm thủ tục kê khai giấy khai đăng ký xe tạm thời hoặc kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe; nộp lệ phí theo quy định (đối với trường hợp đăng ký xe tạm thời), cơ quan đăng ký xe kiểm tra hồ sơ bảo đảm hợp lệ thì trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ từ cổng dịch vụ công; + Trường hợp thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần: 01 ngày làm việc (trường hợp đăng ký xe tạm thời); không quá 02 ngày làm việc, kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số). - Thời gian trả kết quả đăng ký xe theo quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 7 Thông tư 24/2023/TT-BCA, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và hệ thống đăng ký, quản lý xe đã nhận được kết quả xác thực về việc hoàn thành nộp lệ phí đăng ký xe từ cổng dịch vụ công. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
 Nghị định 10/2023/NĐ-CP đã sửa đổi thẩm quyền cấp sổ đỏ, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận theo hướng tạo điều kiện thuận tiện cho người dân trong việc thực thiện các thủ tục hành chính này (được thực hiện tại Văn phòng Đăng ký đất đai mà không cần lên Sở Tài nguyên và Môi trường). Căn cứ theo hướng dẫn tại Quyết định 1085/QĐ-BTNMT năm 2023, các mẫu đơn phải có trong hồ sơ đăng ký cấp sổ đỏ bao gồm: - Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và công khai trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 04b/ĐKban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. - Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý đất theo Mẫu số 04c/ĐKban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. 1. Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có dạng như sau: Cách điền mẫu Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đúng quy định: (1) Cá nhân ghi họ tên, năm sinh, số CMND/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân; hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, số giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân (nếu có) của hai vợ chồng chủ hộ (người có chung quyền sử dụng đất của hộ). Tổ chức ghi tên và quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (gồm tên và số, ngày ký, cơ quan ký văn bản). Cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, số và ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu. Trường hợp nhiều chủ cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản thì kê khai tên các chủ đó vào danh sách kèm theo). (2) Trường hợp đăng ký nhiều thửa đất nông nghiệp mà không đề nghị cấp giấy hoặc đề nghị cấp chung một GCN nhiều thửa đất nông nghiệp thì tại dòng đầu của điểm 3 mục I chỉ ghi tổng số thửa và kê khai từng thửa vào danh sách kèm theo (Mẫu 04c/ĐK). (3) Ghi cụ thể: được Nhà nước giao có thu tiền hay giao không thu tiền hay cho thuê trả tiền một lần hay thuê trả tiền hàng năm hoặc nguồn gốc khác. (4) Ghi cụ thể: Nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư, văn phòng, nhà xưởng, nhà kho,… 2. Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 04b/ĐKban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có dạng như sau: Hướng dẫn ghi Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất ban hành kèm theo Mẫu số 04b/ĐK tại Phụ lục Thông tư 24/2014/TT-BTNMT: - Mẫu này áp dụng đối với trường hợp thửa đất, tài sản gắn liền với đất của chung nhiều tổ chức hoặc nhiều hộ gia đình, cá nhân hoặc gồm cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; trừ trường hợp đất làm nhà chung cư. - Tên người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được ghi đầy đủ theo số CMND/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân, hộ chiếu, Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư; hộ gia đình phải ghi tên hai vợ chồng người đại diện - Các cột 4, 5, 6 và 7: Ghi thông tin về số CMND/thẻ căn cước công dân/số định danh cá nhân hoặc Hộ chiếu (đối với hộ gia đình, cá nhân); Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, GCN đầu tư (đối với tổ chức); - Trường hợp xác định được tỷ lệ (%) hoặc diện tích thuộc quyền sử dụng, sở hữu của từng người thì ghi tỷ lệ (%) hoặc diện tích của từng người vào cột “Ghi chú”. Ngoài ra, đối với Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý đất sử dụng cho trường hợp người sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp có nhu cầu cấp chung 01 GCN và trường hợp người được nhà nước giao quản lý đất đăng ký nhiều thửa đất. 3. Mẫu số 04c/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có dạng như sau:   Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu vè pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Đăng ký quyền sở hữu là việc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc công nhận và chứng thực về phương diện pháp lý các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản trong quan hệ dân sự. Vậy những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu gồm những gì? Trên quy định của pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer chia sẻ với bạn như sau:  Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Trong đó, Điều 106 Bộ luật Dân sự 2015, nêu rõ: – Đối với tài sản là bất động sản: Phải đăng ký. – Đối với tài sản là động sản: Không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác. Như vậy, với quy định này có thể thấy, không riêng bất động sản, một số loại động sản khác cũng phải đăng ký quyền sở hữu. Cụ thể các loại tài sản phải đăng ký bao gồm: Tài sản là bất động sản – Đất đai – Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai – Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng – Tài sản khác theo quy định của pháp luật. Tài sản là động sản – Tàu biển (theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP) – Phương tiện nội thủy địa (theo Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi, bổ sung năm 2014) – Tàu cá (theo Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT) – Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (theo Thông tư 15/2014/TT-BCA) – Tàu bay (theo Nghị định 68/2015/NĐ-CP) – Phương tiện giao thông đường sắt (theo Thông tư 21/2018/TT-BGTVT) – Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (theo Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009) – Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017). Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Khi chuyển nhượng nhãn hiệu trong hồ sơ có cần phải có bản gốc văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu không? Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Để giải đáp vấn đề trên, Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Nhãn hiệu muốn chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện nào?  Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp). Tại Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau: "1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ. 2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng. 3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại. 4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. 5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó." Căn cứ các quy định trên, ta thấy việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu và chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó. Trường hợp đã đáp ứng các điều kiện về chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu thì việc chuyển nhượng quyền này phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp). Theo đó, việc lập hợp đồng chuyển nhượng phải đáp ứng các yêu cầu theo Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây: - Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; - Căn cứ chuyển nhượng; - Giá chuyển nhượng; - Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng. 2. Chuyển nhượng nhãn hiệu cần chuẩn bị hồ sơ nào? Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng đối với nhãn hiệu được quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm a khoản 39 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) bao gồm: - 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này; - 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai; - Bản gốc văn bằng bảo hộ; - Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung; - Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện); - Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). - Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, cần có thêm các tài liệu sau đây: + Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ; + Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp này, Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định lại yêu cầu về quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn ngoài các khoản phí, lệ phí đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định. Căn cứ quy định trên, ta thấy đối với hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu có yêu cầu nộp bản gốc văn bằng bảo hộ đối vói nhãn hiệu theo quy định. 3. Nhãn hiệu được chuyển nhượng theo thủ tục nào? Nhãn hiệu được chuyển nhượng theo thủ tục được quy định tại điểm a và điểm b khoản 40 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN như sau: * Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp không có các thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây: - Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp) và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp); - Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó; - Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản; - Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; - Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định. * Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây: - Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng; - Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định. Như vậy, việc chuyện nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện đối với nhãn hiệu, các bên nhận chuyển nhượng và việc chuyển nhượng này phải được lập thành hợp đồng chuyển nhượng theo quy định. Khi đáp ứng các điều kiện nêu trên, bên chuyển nhượng nhãn hiệu thực hiện hồ sơ và thủ tục chuyển nhượng theo quy định để hoàn tất việc chuyển nhượng, trong đó hồ sơ chuyển nhượng có bao gồm bản gốc văn bằng bảo hộ. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết. Trân trọng./.
Ai được yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế quyền sở hữu trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn như thế nào? - Đăng ký sáng chế là thủ tục xác lập quyền đối với giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định thông qua việc nộp đơn đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Ai được yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế quyền sở hữu trí tuệ? Căn cứ Điều 113 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế: Điều 113. Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế 1. Trong thời hạn bốn mươi hai tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định nội dung đơn với điều kiện phải nộp phí thẩm định nội dung đơn. 2. Thời hạn yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là ba mươi sáu tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên. 3. Trường hợp không có yêu cầu thẩm định nội dung nộp trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì đơn đăng ký sáng chế được coi như đã rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó. Theo đó, người nộp đơn đăng ký sáng chế quyền sở hữu trí tuệ hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định nội dung đơn với điều kiện phải nộp phí thẩm định nội dung đơn. Cho nên bất kỳ ai cũng có thể yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế quyền sở hữu trí tuệ không phải chỉ giới hạn ở một số chủ thể. 2. Quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn như thế nào? Căn cứ Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về giới hạn quyền sở hữu trí tuệ như sau: Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ 1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này. 2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ được giới hạn theo phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, theo sáng chế thuộc bí mật nhà nước. Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kịp thời.
Tại sao không có quyền sở hữu đất ? - Bắt đầu từ giai đoạn đô hộ của thực dân Pháp đến thời điểm thống nhất đất nước năm 1975, đất đai luôn là vấn đề quan tâm của Đảng và Nhà nước. Trên lịch sử phát triển, đất đai từ dần thừa nhận tư hữu chuyển dần sang sự kiểm soát của Nhà nước, sau đó công hữu đất đai, và cuối cùng chuyển sang sở hữu đất đai là sở hữu của toàn dân, do Nhà nước quản lý. Tại Phần I, công ly Luật VIetlawyer đã phân tích lịch sử quyền sở hữu đất tại Việt Nam từ giai đoạn 1930 đến giai đoạn 1953. Bài dưới đây, Công ty Luật VietLawyer chúng tôi sẽ phân tích giai đoạn còn lại là từ năm 1954 đến nay Giai đoạn 1954 - 1975: Tiếp tục thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất, nhưng nhà nước có quyền quyết định về đất đai Cải cách ruộng đất từ năm 1953 đến năm 1956 tiếp tục khẳng định quyền tư hữu đất đai của người dân, chỉ là phân chia lại về mức chênh lệch chiếm hữu đất, quá trình phân chia lại đó có phần đẫm máu. Nếu xem xét Luật Cải cách Ruộng đất thông qua ngày 04/10/1953, mục đích và ý nghĩa cải cách ruộng đất được khẳng định rõ ràng: Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ; từ đó. "thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân". Như vậy, có thể nói chế độ tư hữu ruộng đất vẫn còn được thừa nhận, chỉ là chuyển từ chế độ chiếm hữu "thực dân, phong kiến" sang chế độ chiếm hữu của nông dân mà thôi. Hiến pháp 1959 quy định bốn hình thức sở hữu (Điều 11) bao gồm hình thức sở hữu của nhà nước (toàn dân), hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc và phải kể đến là "kinh tế quốc doanh" (Điều 12). Hiến pháp này vẫn tiếp tục "bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân" (Điều 14). Nghị quyết số 125 của Chính phủ ban hành ngày 28/06/1971 đã khẳng định "Ruộng đất, ao hồ, đồng cỏ của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, các cơ sở quốc doanh, các cơ quan đơn vị khác và của cá nhân được nhà nước chứng nhận quyền quản lý và sử dụng đất đều được pháp luật bảo vệ, không ai được xâm phạm. Từ "quyền sở hữu" trong Hiến pháp 1959 nay đã dần chuyển đổi thành "quyền quản lý và sử dụng đất" Đảng Lao động Việt Nam cũng bắt đầu đưa ra các chính sách can thiệp sâu rộng hơn về chuyển nhượng và sử dụng đất đai, như nghiêm cấm việc mua bán ruộng đất, mọi hành vi phá hoại đất đai làm mất diện tích ruộng đất, làm giảm bớt độ màu mỡ của đất như bỏ hoang hóa ruộng đất. Thêm vào đó, nhân dân có nhu cầu đổi ruộng, chuyển nhượng ruộng giữa các hợp tác xã nông nghiệp với nhau trong phạm vi huyện phải được ủy ban hành chính huyện cho phép. Giai đoạn 1975 – 1986: Công hữu đất đai toàn diện Hiến pháp 1980 ra đời, chính thức tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 19). Đây là lần đầu trong suốt 35 năm tồn tại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp tuyên bố chế độ sở hữu đất đai Từ đó, với Chỉ thị số 57/CT-TƯ ngày 15/11/1978 của Ban Chấp hành trung ương Đảng, đảng và nhà nước mới đã tiến hành tiếp quản và quản lý các mô hình hợp tác xã tự nguyện trước đó. Và với Chỉ thị 100/CT-TƯ ngày 15/1/1981, cơ chế quản lý kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, được đổi mới theo hướng mệnh lệnh hành chính tập trung. Năm 1987, Luật Đất đai chính thức cụ thể hóa chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Giai đoạn 1986 - nay: Người dân "sử dụng" đất, nhà nước "thống nhất quản lý" Năm 1993, Luật Đất đai mới thay thế cho Luật Đất đai năm 1987 đã mở ra một nội hàm rộng cho khái niệm “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, quyền sử dụng đất thuộc về người sử dụng đất”. Năm 2003, Luật Đất đai 1993 được thay thế bằng Luật Đất đai 2003. Ngày nay, dù tiếp tục chỉ được xem là “người sử dụng” đất, người dân đã được trao trả các quyền định đoạt tài sản thông thường như quyền cho thuê, thế chấp, góp vốn, để thừa kế và sản xuất kinh doanh. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về lịch sử phát triển quyền sở hữu đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tại sao không có quyền sở hữu đất ? - Bắt đầu từ giai đoạn đô hộ của thực dân Pháp đến thời điểm thống nhất đất nước năm 1975, đất đai luôn là vấn đề quan tâm của Đảng và Nhà nước. Trên lịch sử phát triển, đất đai từ dần thừa nhận tư hữu chuyển dần sang sự kiểm soát của Nhà nước, sau đó công hữu đất đai, và cuối cùng chuyển sang sở hữu đất đai là sở hữu của toàn dân, do Nhà nước quản lý. Bài viết dưới đây của Công ty Luật VietLawyer sẽ làm rõ cho đọc giả về quá trình phát triển về quyền sở hữu của đất đai. Giai đoạn 1930 - 1940: Dân túy quyền tư hữu đất đai Trong giai đoạn này, Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân là Đảng Cộng sản Việt Nam) có nhiệm vụ chiến lược là "Đánh đổ đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc và xóa bỏ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân", được ghi nhận trong Luận cương chính trị của Đảng năm 1930. Quan điểm chia lại của ruộng đất cho dân chúng đã trở thành lối cờ đầu cho những phong trào đấu tranh của đảng. Với khẩu hiệu "Tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội, giao ruộng ấy cho trung và bần nông" . Năm 1933, Đảng Cộng sản Đông Dương xuất bản Chương trình Hành động của Nông Hội. Chương trình này trước tiên chỉ ra nông dân chiếm đến 90% nhưng chỉ thực sự có 20% diện tích ruộng đất, từ đó chứng minh họ đang bị đế quốc, tư sản mại bản, địa chủ phong kiến bóc lột đến tận xương tủy, với sưu cao thuế nặng và nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Do vậy, Đảng Cộng sản Đông Dương cho rằng giai cấp nông dân không còn con đường nào khác là phải "kéo nhau ra trường cách mạng đánh đổ đế quốc, đoạt lại tự do quyền, trừ diệt địa chủ, chia đất cho dân cày, lập chánh phủ Xô viết công nông"  Đảng Cộng sản Đông Dương mong muốn công bình hơn, bần cố nông, trung nông, những người sẽ đều được sở hữu đất đai mà không cần lệ thuộc vào giới địa chủ và phú nông. Giai đoạn 1940 – 1946: Chấp nhận tư hữu và ôn hòa về đất đai Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, với biểu ngữ ưu tiên là độc lập dân tộc. Thay vì chỉ tập trung thu hút lực lượng nông dân, Việt Nam Cách mạng Đồng Minh Hội được hình thành để "đại diện" cho toàn thể lực lượng chính trị xã hội tại Việt Nam. Cũng vì vấn đề này, đất đai ít được nhắc đến cụ thể trong các văn kiện Đảng. Rõ ràng nhất là bản Hiến pháp 1946 của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại Điều 12 thừa nhận: "quyền tư hữu tài sản dưới mọi hình thức được bảo đảm". Điều này đồng nghĩa với việc quyền tư hữu đất đai sẽ được duy trì. Giai đoạn 1947 – 1953: Vừa thừa nhận tư hữu, vừa kiểm soát đất đai của nhà nước Từ năm 1947, với những thắng lợi nhất định của chiến dịch Tây Bắc, diện tích đất do chỉnh phủ kháng chiến kiểm soát mở rộng và các vấn đề đất đai bắt đầu cần phải được xử lý. Tháng Hai năm 1949, chính phủ ra sắc lệnh tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp cũng như địa chủ bỏ đất trong những vùng vừa tiếp quản cho nông dân nghèo, chấm dứt tình trạng một số đồn điền trại ấp lâu ngày không được canh tác. Đến năm 1950, khi nguồn lực của chính phủ kháng chiến đạt được những thành tựu nhất định cả về nhân lực lẫn lương thực, tài sản, Sắc lệnh 88/SL ra đời với nhiều điểm quan trọng: Một là, ấn định thời gian lĩnh canh (tối thiểu ba năm) nhằm bảo vệ quyền lợi của tá điền  Hai là, việc giao lĩnh canh nay không chỉ là thỏa thuận dân sự thông thường giữa các bên nữa, mà bất buộc phải đăng ký vào sổ Chương bạ bởi Ủy ban Kháng chiến hành chính xã Ba là, tá điền được quyền ưu tiên mua hoặc ưu tiên lĩnh canh nếu ruộng được bán lại cho bên thứ ba Bốn, giới hạn quyền cho lĩnh canh liên tục. Theo quy định này, chủ ruộng, sau ba năm, nếu muốn đòi lại ruộng thì phải tự canh tác trong thời hạn ba năm tiếp theo nữa mới có thể cho người khác lĩnh canh tiếp (còn cho tá điền cũ tiếp tục canh tác thì không cấm). Quy định này một mặt ổn định quyền lĩnh canh cho tá điền, đồng thời cũng giới hạn quyền tự định đoạt đối với đất đai của chủ ruộng. Sắc lệnh 88, do đó, là một minh chứng lịch sử rõ ràng để chứng minh rằng cho đến giữa thập niên 1950, quyền tư hữu đất đai và hình thái sản xuất nông nghiệp địa chủ – tá điền vẫn tiếp tục là cơ sở kinh tế cho chính quyền kháng chiến. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về lịch sử phát triển quyền sở hữu đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
3 hình thức bảo hộ chương trình máy tính - Trong nền kinh tế số, ứng dụng của chương trình máy tính đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Nhận thức về yêu cầu và sự cần thiết phải xác lập quyền sở hữu đối với quyền tác giả của chương trình máy tính cũng không còn là một như cầu xa lạ của các doanh nghiệp. Theo quy định và thực tiễn xác lập quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, một chương trình máy tính có thể được bảo hộ dưới các đối tượng quyến sở hữu trí tuệ gồm Quyền tác giả, Sáng chế và Bí mật kinh doanh. Việc lựa chọn đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nào để bảo hộ cho chương trình máy tính vừa là quyết định pháp lý và vừa là quyền định kinh doanh. Quyết định này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng bảo hộ, khai tác và thực thi quyền của công ty sở hữu chương trình máy tính. Sự cân nhắc này là phức tạp và thông thường sẽ đòi hỏi sự tư vấn của các đơn vị tư vấn pháp lý, kinh doanh và kỹ thuật. Do vậy, mục tiêu của bài viết này chỉ là cố gắng diễn giải một  số khía cạnh cơ bản nhất của bức tranh phức tạp 1. Các hình thức bảo hộ chương trình máy tính theo quy định pháp luật  Về định nghĩa pháp lý, Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, 2019 quy định Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gần vào một phương tiên mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính có thể được bảo hộ dưới 3 hình thức, gồm: Quyền tác giả, Sáng chế và Bí mật kinh doanh. Quyền tác giả và Bí mật kinh doanh là 02 hình thức mà ở cấp độ quốc tế hay quốc gia, kể cả Việt Nam, đều cho phép âp dụng để bảo hộ Chương trình máy tính. Với sáng chế, doanh nghiệp sẽ cần cân nhắc yếu tố phức tạp hơn. 1.1. Quyền tác giả Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, 2019 liệt kê Chương trình máy tính là một loại hình tác phẩm "văn học, nghệ thuật và khoa học" được bảo hộ quyền tác giả. Điều này cũng phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPS của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều 10.1 của Hiệp định TRIPS quy định các chương trình máy tính "dù dưới dạng mạng mã nguồn hay mã máy đều phải được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã nháy. Như vậy, có thể hiểu rằng Quyền tác giả sẽ chỉ bảo vệ những yêu tố chữ, ký tự của các Chương trình máy tính. Nhìn chung, một Chương trình máy tính sẽ được bảo hộ quyền tác giả nếu đảm bảo tính nguyên gốc, không sao chép của người khác. Tại Việt Nam và hầu hết các nước có thủ tục đăng ký quyền tác giả, thủ tục đăng ký quyền tác giả cho Chương trình máy tính cũng đơn giản hơn, nhanh chóng hơn và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc đăng ký Sáng chế. Thời gian đăng ký Sáng chế tại Việt Nam trong tình huống thuận lợi sẽ mất ít nhất là 31 tháng. Trong khi đăng ký quyền tác giả thực tế chỉ mất từ 20-40 ngày.   Điều mà hầu hết các doanh nghiệp e ngại khi đăng ký quyền tác giả cho Chương trình máy tính là pháp luật hầu hết các nước đều yêu cầu người nộp đơn đăng ký quyền tác giả phải nộp bộ mã nguồn, mã máy của Chương trình máy tính đó. Yêu cầu này xuất phát từ việc quyền tác giả chỉ bảo hộ cho hình thức thể hiện của chữ, ký tự của Chương trình máy tính. Do đó, với các doanh nghiệp muốn giữ bảo mật các lệnh tạo nên Chương trình máy tính, thực hiện yêu cầu trên sẽ khá khó khăn và rủi ro.   1.2. Sáng chế   Câu chuyện sẽ phức tạp hơn khi lựa chọn hình thức Sáng chế. Một số quốc gia có thể đưa ra các quy định loại trừ cụ thể một hình thức mà Chương trình máy tính không thể bảo hộ, phổ biến nhất là Sáng chế. Các quốc gia có quy định loại trừ bảo hộ Chương trình máy tính dưới tư cách sáng chế gồm các quốc gia EU (Công Ước Sáng chế Châu Âu 2000), Anh (Đạo luật Sáng chế Anh 1977). Ngược lại, một số quốc gia không có quy định pháp luật loại trừ bảo hộ một Chương trình máy tính như một Sáng chế, ví dụ Canada, Mỹ và Australia.   Tuy nhiên, Chương trình máy tính thực tế vẫn có khả năng được bảo hộ dưới tư cách một Sáng chế với các điều kiện cụ thể theo quy chế thẩm định hoặc bản án của tòa án. Đơn cử như Công ước Sáng chế châu Âu loại trừ việc cấp bằng sáng chế cho Chương trình máy tính, tuy nhiên, sáng chế liên quan đến Chương trình máy tính vẫn được công nhận theo Chỉ thị hướng dẫn cấp sáng chế liên quan đến Chương trình máy tính của Châu Âu để hài hòa giữa các quy định pháp luật và nhu cầu thực tiễn.   Về thực tiễn, mấu chốt để cấp hay không cấp Sáng chế cho một Chương trình máy tính tồn tại ở đánh giá của Cơ quan sở hữu trí tuệ về việc chức năng của Chương trình máy tính có đặc tính kỹ thuật hay không và Chương trình máy tính, khi chạy trên máy tính, có tạo ra hiệu quả kỹ thuật khác ngoài các tương tác vật lý thông thường giữa chương trình và máy tính hay không (EU), hay liệu rằng Chương trình máy tính liên quan tới việc thực hiện một ý tưởng “trừu tượng” hay không (Mỹ), ví dụ như nguyên tắc kinh tế, phương pháp kinh doanh, khái niệm toán học.  Tại Việt Nam, Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, 2019 (Đối tượng không được bảo hộ với dang nghĩa sáng chế) loại trừ rõ ràng việc bảo hộ sáng chế cho một Chương trình máy tính. Tuy nhiên, theo Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ban hành và Hướng dẫn xác định đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế liên quan đến chương trình máy tính ngày 31/12/2021 của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ là Chương trình máy tính có đặc tính kỹ thuật, thực sự là một giải pháp kỹ thuật và, khi chạy trên máy tính, có tạo ra hiệu quả kỹ thuật khác ngoài các tương tác vật lý thông thường giữa chương trình và máy tính thì nó có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Về hình thức, các đối tượng được thể hiện bằng cụm từ như “chương trình máy tính”, “phần mềm máy tính” hoặc “tín hiệu mang chương trình” và các cụm từ tương đương khác sẽ không được chấp nhận để cấp bằng Sáng chế.  1.3. Bí mật kinh doanh   Pháp luật hầu hết các nước và Việt Nam đều không loại trừ khả năng bảo hộ Chương trình máy tính như là Bí mật kinh doanh. Điều này xuất phát từ bản chất của Bí mật kinh doanh là tất cả các thông tin mà doanh nghiệp có miễn là đáp ứng các điều kiện:  – Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;  – Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;  – Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.   Việc bảo hộ Chương trình máy tính như Bí mật kinh doanh không yêu cầu thực hiện thủ tục đăng ký. Tuy nhiên, Bí mật kinh doanh yêu cầu tốn kém chi phí và công sức cho các công việc ở khâu bảo vệ bí mật kinh doanh. Đây cũng chính là một yếu tố mà doanh nghiệp thường mắc lỗi dẫn đến thông tin bảo mật không còn được xem là Bí mật kinh doanh và không được bảo hộ theo quy chế bảo hộ của Bí mật kinh doanh. Một hạn chế khác của Bí mật kinh doanh là việc xử lý hành vi xâm phạm của bên khác tương đối khó khi so với Quyền tác giả hoặc Sáng chế. Do đó, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn bảo vệ Chương trình máy tính bằng biện pháp kết hợp giữa Quyền tác giả và Bí mật kinh doanh.  2. Các câu hỏi mấu chốt  Lựa chọn hình thức bảo hộ Chương trình máy tính vừa là các cân nhắc về mặt pháp lý, cũng vừa là quyết định trên các yếu tố kinh tế, thị trường, kỹ thuật. Phụ thuộc vào từng Chương trình máy tính cụ thể mà nó có thể đáp ứng khả năng bảo hộ cho một hoặc tất cả các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Chủ thể quyền có thể cân nhắc lựa chọn hình thức bảo hộ theo một số tiêu chí được đề xuất như sau:  Chương trình máy tính có mang các đặc tính kỹ thuật, tạo nên các hiệu quả kỹ thuật để giải quyết một vấn đề kỹ thuật hay không.  Chương trình máy tính có dễ bị bộc lộ bộ mã lệnh với các bên khác hay không.  Khả năng Chương trình máy tính bị xâm phạm, sao chép bởi bên khác.  Chương trình máy tính có thể vừa đăng ký bảo hộ quyền tác giả, vừa bảo hộ như bí mật kinh doanh được không.  Các yếu tố về chi phí và thời gian cần đạt được trạng thái bảo hộ.   Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các cách hình thức bảo hộ máy tính. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Nội dung ghi nhãn hàng hóa trên thị trường Việt Nam có bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt không? - Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. Vậy, nội dung ghi nhãn hàng hóa trên thị trường Việt Nam có bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trị khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc. 1. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định thế nào? Căn cứ Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP), trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định như sau: - Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. - Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình. - Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP. - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP. 2. Nội dung trên nhãn hàng hóa trên thị trường Việt Nam có bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt không? Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) về nội dung bắt buộc phải ghi trên hàng hóa như sau: 1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. 2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan: a) Tên hàng hóa; b) Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;... Theo đó, những nội dung sau đây bắt buộc phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa: - Tên hàng hóa; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; - Xuất xứ hàng hóa. - Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP và quy định pháp luật liên quan. Tuy nhiên, đối với những nội dung bắt buộc phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa nêu trên thì phải được ghi bằng tiếng Việt. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
Hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến không hồi kết - Như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam đang phải vật lộn để chống lại hàng giả. Không thể phủ nhận sử chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của người tiêu dùng và năng lực xử lý của cơ quan chức năng trước nạn hàng giả, hàng nhái. 1. Thực trạng hàng giả hàng nhái tại Việt Nam Theo thống kê lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, lực lượng QLTT trên cả nước đã phát hiện, xử lý 138.374 vụ việc liên quan đến hàng giả (giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2019). Tuy nhiên, do hàng giả đã ăn sâu và len lỏi vào mọi ngóc ngách của thị trường nên cuộc chiến chống hàng giả dường như là bất tận. Sự phát triển của thương mại điện tử cũng khiến hàng giả, hàng nhái lan tràn nhanh chóng và khó kiểm soát hơn. ICC đã ước tính rằng giá trị của hàng giả trên toàn thế giới sẽ vượt quá 2 tỷ USD trong tương lai, tương đương với 3% GDP toàn cầu. Việt Nam, một thị trường béo bở cho những kẻ làm hàng giả, chắc chắn sẽ có tên trong danh sách. Trong số các ngành hàng, mỹ phẩm và dược phẩm là hai trong số những ngành hàng thường có số lượng và chủng loại hàng giả cao nhất trên thị trường. Đáng nói hơn, đây là những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Trên thực tế, nhiều người tiêu dùng đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về sức khỏe, thậm chí tử vong do sử dụng mỹ phẩm, dược phẩm giả. 2. Phân loại hàng giả Theo luật hiện hành, có ba loại hàng giả: (1) Loại thứ nhất: Hàng hóa bị làm giả về giá trị, công dụng hoặc các chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật tạo nên công dụng chính của hàng hóa không đạt yêu cầu (dưới 70%); (2) Loại thứ hai: Hàng hóa có nhãn, bao bì ghi thông tin gian dối nhằm đánh lừa người tiêu dùng về các nội dung: nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phố hàng hóa; số đăng ký, số công bố, số mã vạch, xuất xử hàng hóa hoặc nới sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; (3) Loại thứ ba: Nhãn mác, bao bì giả. Điều này có nghĩa là bản thân các nhãn và bao bi là hàng giả. Trong trường hơp này thông tin ghi trên nhãn, bao bì có thể đúng nhưng không phải do tổ chức có quyền đối với hàng hóa in ra. So với loại thứ hai, việc nhận biết nhãn mác, bao bì giả khó khăn hơn do kỹ thuật, công cụ làm giả ngày càng tinh vi.  Trên thực tế, khi tiến hành kiểm tra các mặt hàng nghi ngờ là hàng giả, cơ quan chức năng thường yêu cầu doanh nghiệp xuất trình một, một số hoặc tất cả các loại giấy tờ sau. Tùy từng trường hợp, nghi phạm sẽ được yêu cầu cung cấp các giấy tờ liên quan khác. (i) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); (ii) Hợp đồng mua bán; (iii) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ liên quan đến số lượng, khối lượng hàng hóa nghi vấn làm giả; (iv) Tài liệu liên quan đến nguyên vật liệu sản xuất ra hàng hóa. Tuy nhiên, người tiêu dùng bình thường khó có thể truy cập và kiểm tra các tài liệu trên. Do đó, các tùy chọn thủ công phổ biến nhất cho người tiêu dùng là xem giá bán và nơi bán sản phẩm.  Hàng giả thường có giá bán rẻ hơn hàng thật nhiều lần do chi phí sản xuất hàng giả không quá đắt. Điều này đánh trúng vào mong muốn được dùng hàng tốt giá rẻ của đa số người tiêu dùng. Vì vậy, khi phát hiện những sản phẩm có giá rẻ hoặc kèm theo những khuyến mại bất thường, người tiêu dùng nên cân nhắc để không mua và sử dụng những sản phẩm đó. Về cửa hàng, người tiêu dùng nên chọn những nơi có uy tín trên thị trường. Đặc biệt đối với các sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe như dược phẩm, mỹ phẩm, người tiêu dùng nên hạn chế mua hàng qua các trang mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử vì khó truy xuất nguồn gốc.  3. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Theo quy định hiện hành, các cá nhân, tổ chức bị kết tội sản xuất, buôn bán hàng giả thường bị xử phạt hành chính và hình sự. Trong một số trường hợp, họ còn phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự nếu bị kiện ra tòa. Hiện nay, mức xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả lên tới 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức. Trường hợp đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, cá nhân còn có thể bị phạt tù đến 15 năm và phạt tiền đến 50.000.000 đồng. Riêng đối với hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thực phẩm, thuốc chữa bệnh, cá nhân có thể bị phạt tù đến chung thân.  Đối với pháp nhân, mức phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nói chung sẽ bị phạt tới 9 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Riêng với hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thực phẩm hay thuốc men, mức phạt sẽ lên tới 20 tỷ đồng. 4. Kết luận Nhìn chung, mức xử phạt hành chính có thể chưa đủ nặng so với lợi nhuận khổng lồ từ thị trường hàng giả. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trên thực tế lại đến từ năng lực chuyên môn và thủ tục của các cơ quan chức năng. Trước sự gia tăng nhanh chóng của hàng giả, các cơ quan nhà nước cần được trang bị thêm phương tiện và nghiệp vụ. Song song đó, người tiêu dùng cũng cần trang bị cho mình khả năng nhận biết hàng giả, hàng nhái và thay đổi thói quen tiêu dùng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666