Tất cả sản phẩm

Trong lĩnh vực lao động, người lao động và người sử dụng lao động khi làm việc với nhau thì phải ký với hợp đồng lao động. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định có hai loại hợp đồng mà người lao động và người sử dụng lao động có thể ký kết với nhau đó là: Hợp đồng lao động có xác định thời hạn và Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Người lao động và người sử dụng lao động có thể lựa chọn ký một trong hai loại hợp đồng này. Vậy riêng với Hợp đồng lao động xác định thời hạn được ký bao nhiêu lần? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Hợp đồng lao động xác định thời hạn là gì? Hợp đồng lao động là một trong những loại hợp đồng quen thuộc hiện nay. Theo đó, điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng lao động là "sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động."  Trong trường hợp hai bên thoả thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. Pháp luật quy định có hai loại hợp đồng là Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và Hợp đồng lao động xác định thời hạn.Trong đó, "Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng." theo căn cứ điểm a khoản 1 điều 20 Bộ luật Lao động 2019.   2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn được ký bao nhiêu lần?  Khi Hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 20 Bộ luật Lao động 2019 như sau: - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết; - Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn; - Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Như vậy, với những quy định pháp luật và sự phân tích ở trên có thể thấy Hợp đồng lao động xác định thời hạn chỉ được ký tối đa 2 lần.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website:https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc.
Hiện nay có một bộ phận cha, mẹ sinh con ra nhưng lại không thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Thâm chí có những trường hợp họ còn vứt bỏ con của mình. Đây là hành vi đáng bị lên án vì gây ảnh hướng lớn đến cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, những người cha, người mẹ này lại cho rằng hành vi của mình là không vi phạm pháp luật. Vậy Cha, mẹ thực hiện hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em có bị xử lý hình sự? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Thế nào là hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em? Hành vi bỏ rơi và bỏ mặc trẻ em là hai hành vi riêng biệt bởi lẽ tính chất và mức độ nguy hiểm của hai hành vi này là khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về trẻ em ở nước ta đang đưa ra định nghĩa chung cho hai hành vi này. Theo quy định tại khoản 9 điều 4 văn bản hợp nhất Luật Trẻ em năm 2018 "Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em."  Từ định nghĩa này, có thể thấy mặc dù pháp luật không tách riêng hai hành vi này thành hai định nghĩa riêng biệt nhưng có thể hiểu: - Bỏ rơi trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em  - Bỏ mặc trẻ em là hành vi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em  2. Hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em có vi phạm pháp luật?  Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 của văn bản hợp nhất Luật Trẻ em năm 2018, thì hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi bị pháp luật cấm.  Như vậy, có thể thấy, hành vi bỏ rơi hoặc bỏ mặc trẻ em chính là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, nếu cha mẹ hoặc người thân thích của đứa bé có hành vi vứt bỏ con mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy vào tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả khác nhau.  3. Cha, mẹ thực hiện hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em có bị xử lý hình sự? Căn cứ quy định tại Điều 124 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nếu người mẹ có hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thì sẽ bị phạt tù hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ tuỳ thuộc vào mức độ của hành vi. Theo đó,  - Nếu người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Nếu người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Từ quy định của pháp luật có thể thấy, nếu người mẹ có đủ các điều kiện sau đây thì người mẹ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, cụ thể như sau: – Trẻ em bị bỏ rơi không lớn hơn 07 ngày tuổi; – Người mẹ do bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt;  –Giết con do mình đẻ ra hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Trong trường hợp, đứa bé lớn hơn 07 ngày tuổi hoặc người mẹ không do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà thực hiện hành vi này thì sẽ không bị truy cứu về tội danh trên mà có thể sẽ bị truy cứu hình sự về tội giết người được quy định tại Điều 123 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017).  Như vậy, pháp luật hiện nay mới chỉ đưa ra quy định về hình phạt đối với người mẹ khi thực hiện hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em mà chưa đưa ra hình phạt đối với người cha. Đây là một điểm còn thiếu sót của pháp luật hiện nay và cần phải được sửa đổi trong thời gian sớm để hạn chế hành vi này tiếp tục xảy ra.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website:https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc.
Trong công ty cổ phần, nhóm cổ đông thiểu số là một thành phần thường chịu nhiều thiệt thòi và cần được chú trọng, quan tâm bảo vệ nhằm đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của họ khi tham gia vào mô hình kinh doanh của công ty. Vậy Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ cổ đông thiểu số hiện nay như thế nào? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Cách hiểu về cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã từng giải thích “Cổ đông thiểu số là người nắm giữ dưới 1% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.”, tuy nhiên kể từ sau khi nghị định này hết hiệu lực thi hành vào ngày 16/12/2003 thì không còn bất kỳ quy định nào nhắc đến cổ đông thiểu số. Thế nhưng theo Khoản 18 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 thì cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành, như vậy, về mặt pháp lý chúng ta có thể hiểu “Cổ đông bé hoặc cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu dưới 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành”. 2) Tại sao phải bảo vệ cổ đông thiểu số?   Việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số là vấn đề quan trọng đang đặt ra trong hoạt động quản trị doanh nghiệp hiện nay. Nhưng trên thực tế, những quy định của pháp luật chưa thật sự tạo thuận lợi cho cổ đông  thực hiện quyền của mình, thậm chí các cổ đông nhỏ còn có thể bị cổ đông lớn và công ty lạm dụng, gây tổn hại đến lợi ích của cổ đông khác. Bên cạnh đó pháp luật doanh nghiệp cũng quy định một số yêu cầu, điều kiện gây khó khăn cho cổ đông, nhóm cổ đông thiểu số tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty như: đề cử người vào hội đồng quản trị; tiếp cận thông tin về hoạt động của DN; gặp nhiều trở ngại trong tiếp cận thông tin cần thiết để khởi kiện người quản lý công ty trong trường hợp họ lạm dụng địa vị, quyền hạn, gây thiệt hại cho công ty, cổ đông… Vì vậy, việc đặt ra các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cổ đông, nhất là nhóm cổ đông thiểu số là cần thiết nhằm tăng mức độ an toàn cho cổ đông, tạo khả năng huy động vốn trong dân cư. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng tổ chức quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam.  3) Quy định pháp luật hiện nay về bảo vệ cổ đông thiểu số Luật doanh nghiệp 2020 tại Điều 15 khoản 2 đã điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông để được thực hiện quyền của cổ đông nhỏ từ mức 10% xuống 5%. Hướng điều chỉnh này nhằm tăng cường bảo vệ quyền của cổ đông và nhóm cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp, là nội dung quan trọng liên quan đến quy định về khung quản trị doanh nghiệp. Góp phần tăng cường điểm tựa cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, khuyến khích dịch chuyển nguồn vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thay vì chỉ đổ vào các kênh đầu cơ như bất động sản, vàng… Đồng thời, mức tỷ lệ 5% theo quy định mới cũng đã được cân nhắc để phù hợp và thống nhất với khái niệm cổ đông lớn quy định trong Luật Chứng khoán (Khoản 18 Điều 4 Luật Chứng khoán quy định cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành.) Bên cạnh đó tại khoản 2 và khoản 3 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng ghi nhận một số quyền của cổ đông nhỏ như yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, yêu cầu thực hiện một số quyền kiểm soát đối với hoạt động của Doanh nghiệp như xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản, nghị quyết, quyết định … và yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty, cụ thể quy định: “Điều 115 …………… Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây: a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty; b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; c) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra; d) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây: a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; b) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Trên đây là phân tích của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, xã hội và nhà nước trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, hỗ trợ và phục hồi cho trẻ em để bảo đảm mọi trẻ em được sống trong môi trường thân thiện, an toàn. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc ngoài xã hội. Do đó, để ngăn chặn trường hợp này tiếp diễn thì pháp luật đã có những quy định về vấn đề này. Vậy Hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em bị xử lý như thế nào? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em được hiểu là gì?  Hành vi bỏ rơi và bỏ mặc trẻ em là hai hành vi riêng biệt bởi lẽ tính chất và mức độ nguy hiểm của hai hành vi này là khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về trẻ em ở nước ta đang đưa ra định nghĩa chung cho hai hành vi này. Theo quy định tại khoản 9 điều 4 văn bản hợp nhất Luật Trẻ em năm 2018 "Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em."  Từ định nghĩa này, có thể thấy mặc dù pháp luật không tách riêng hai hành vi này thành hai định nghĩa riêng biệt nhưng có thể hiểu: - Bỏ rơi trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em  - Bỏ mặc trẻ em là hành vi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em  2. Hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em bị xử phạt như thế nào? Căn cứ theo Điều 27 văn bản hợp nhất Luật Trẻ em năm 2018, có thể thấy rằng, trẻ em là đối tượng có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, không bị bỏ rơi, hoặc bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Vì thế mọi hành vi vi phạm nguyên tắc này đều bị xử lí theo quy định của pháp luật. Tại  Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, mức xử phạt đối với hành vi bỏ rơi hoặc bỏ mặc con đã đưa ra những quy định chi tiết, cụ thể cho từng trường hợp như sau: Thứ nhất, cha, mẹ, người chăm sóc sẽ bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng nếu họ có một trong những hành vi sau: - Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật (điểm a khoản 1 điều 21) - Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật (điểm b khoản 1 điều 21) Thứ hai, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em. Tức là, cha, mẹ hoặc người chăm sóc biết hành vi của mình là trái pháp luật và nhận thức được hậu quả nhưng vẫn thực hiện và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. (Khoản 2 điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP) Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi bỏ rơi, bỏ mặc con cái của cha, mẹ hoặc người chăm sóc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cao nhất lên đến 15 triệu đồng. Đặc biệt, đối với hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em sẽ bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Với việc hiểu biết chính xác về mức phạt đối với các hành vi này sẽ giúp cho cha, mẹ hoặc người chăm sóc có trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc
Trong quá trình hội nhập và phát triển, các doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác nhau khi Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu rộng vào các hiệp định kinh tế thế giới. Trong đó, việc quan tâm, xây dựng chiến lược bảo vệ và đăng ký phát triển sở hữu trí tuệ  khi xây dựng kế hoạch xuất khẩu và trước khi xuất khẩu các sản phẩm cũng vô cùng cần thiết. Vậy vì sao phải lưu ý đến sở hữu trí tuệ khi đưa ra quyết định xuất khẩu?- Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Nâng cao vị thế của mình ở thị trường xuất khẩu Việc quan tâm đến sở hữu trí tuệ giúp các doanh nghiệp ngăn không cho các công ty khác bắt chước hoặc sao chép sản phẩm đã được bảo hộ bởi quyền tác giả. Khi sản phẩm được xuất khẩu thành công ở nước ngoài  thì sau đó các đối thủ cạnh tranh có thể sản xuất các sản phẩm tương tự để cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu. Nếu không có bảo hộ sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ rất khó ngăn chặn các công ty đối thủ sản xuất hàng nhái gây ra thiệt hại đáng kể về lợi nhuận. Bởi lẽ giá sản phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ công nhận hay đánh giá thương hiệu hoặc nhãn hiệu bởi người tiêu dùng tại thị trường xuất khẩu, mức độ cạnh tranh sẽ tăng lên khi gặp phải các sản phẩm tương tự trên thị trường. Vì vậy, khi quan tâm đến sở hữu trí tuệ các doanh nghiệp có thể đảm bảo tính độc quyền đối với sản phẩm và giữ được vị trí trên thị trường xuất khẩu. 2) Tiếp cận với các thị trường mới thông qua li-xăng, nhượng quyền thương mại hoặc thành lập liên doanh hoặc ký kết hợp đồng hợp tác với công ty khác Quyền sở hữu trí tuệ giúp các công ty dễ dàng thương lượng các hợp đồng sản xuất, tiếp thị, phân phối và vận chuyển hàng hóa dịch vụ  ở thị trường nước ngoài với các công ty khác. Sở hữu trí tuệ còn giúp các công ty thương lượng khi li-xăng công nghệ cho các công ty khác quan tâm đến công nghệ , các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, kiểu dáng, nhãn hiệu,....mà công ty sở hữu.  3) Tránh xảy ra những thiệt hại nghiêm trọng khi sản phẩm bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác ở thị trường xuất khẩu có liên quan Vì khi một sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu không được bảo hộ ở quốc gia doanh nghiệp sở hữu không đồng nghĩa với việc không có ai bảo hộ chúng ở thị trường xuất khẩu. Không chỉ vậy, nếu công ty đã ký hợp đồng li-xăng với công ty khác, những công ty này có quyền bán sản phẩm nhất định ở thị trường trong nước của họ thì công ty có thể không có quyền bán sản phẩm này tại thị trường xuất khẩu. Tính độc quyền lãnh thổ và phạm vi li-xăng cần phải được quy định rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng li-xăng.  Như vậy, việc quan tâm đến sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng đối với các công ty khi xuất khẩu nhằm đảm bảo những quyền lợi chính đáng.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị H (Hà Tĩnh) có đặt câu hỏi cho Vietlawyer như sau: "Xin chào luật sư. Hiện tại  tôi đang muốn hỏi về các quy định sử dụng đất và căn cứ xây dựng đất công ích? Mong được luật sư giải đáp. Tôi cảm ơn." Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Công ty Vietlawyer. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:   1. Đất công ích là gì ? Đất công ích là loại đất thuộc quỹ đất nông nghiệp và là một loại đất phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước.  2. Nguồn hình thành đất công ích Nguồn để hình thành hoặv bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn hay nói cách khác nguồn hình thành đất công ích là: (Căn cứ khoản 1 điều 132 Luật đất đai năm 2013) Tùy thuộc mỗi xã, phường, thị trấn lập căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương. Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi.  3. Mục đích sử dụng đất công ích  Mục đích sử dụng đất công ích được quy định cụ thể tại khoản 2 điều 132 Luật Đất đai năm 2013 như sau: Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định như trên. Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Ngoài ra, đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 132 Luật đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm. 4. Quy định căn cứ sử đụng đất công ích Trong việc sử dụng đất chưa được giao cho mục đích cụ thể, các cá nhân và hộ gia đình địa phương có thể được Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cho thuê để sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, do đây là đất được dành cho mục đích công ích, nên thời hạn cho thuê sẽ không vượt quá 5 năm. Tiền thu được từ việc đấu giá để cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước, do UBND cấp xã quản lý và chỉ được sử dụng cho nhu cầu công ích của địa phương theo đúng quy định của pháp luật. Đối với những địa phương đã dành một phần diện tích lớn hơn 5% của đất nông nghiệp cho mục đích công ích, phần diện tích vượt quá 5% này có thể được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình này. Ngoài ra, phần đất vượt quá 5% cũng có thể được giao cho các cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được giao đất hoặc thiếu đất để sản xuất trực tiếp nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Ngoài ra, về việc bồi thường đất. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai 2013, khi thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì người quản lý, sử dụng đất không được bồi thường về đất, nhưng sẽ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Trong khi tham gia giao thông, những trường hợp tạt đầu xe khác xảy ra không ít. Đây là hành vi đáng bị lên án vì nó gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện đi phía sau. Do đó, pháp luật đã quy định xử phạt về hành vi này để đảm bảo các hoạt động tham gia giao thông diễn ra an toàn. Vậy Tạt đầu xe khác sẽ bị xử lý như thế nào? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Thế nào được xem là "tạt đầu xe khác"? Tạt đầu xe khác là hành động chuyển làn và cắt ngang đầu xe khác một cách đột ngột mà nhiều người vẫn làm một cách cố tình hoặc vô ý. Hành vi này có thể dấn đến khả năng va chạm rất lớn và có thể khiến cả hai bên bị thiệt hại.  Tuy những hành vi nguy hiểm này đã được tuyên truyền phổ biến, rộng rãi  trên các thông tin đại chúng thông qua hình ảnh, video clip về các vụ tai nạn mà nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông vẫn xảy ra. Những vụ tai nạn vì nguyên nhân chuyển hướng không quan sát vẫn diễn ra làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người vi phạm cũng như những người tham gia giao thông khác. 2. Xử lý các trường hợp "tạt đầu xe khác" theo quy định của pháp luật Với mức độ nguy hiểm như vậy, tạt đầu xe khác đang lưu thông trên đường là hành vi bị cấm, được quy định tại Điều 14, Điều 15 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Hành vi này cũng có thể bị xử phạt nặng với mức phạt có thể lên tới 12 triệu đồng đối với ô tô và 5 triệu đồng đối với xe máy. Bên cạnh đó, tại khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đã được bổ sung, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP),  quy định mức phạt tiền cho hành vi "điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm: Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ" là từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng. Còn đối với trường hợp điều khiển ô tô không chú ý quan sát chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông thì lái xe còn bị phạt tiền từ 10-12 triệu đồng theo khoản 7, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, lái xe còn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng. Với người điều khiển xe mô tô với hành vi tương tự sẽ bị phạt từ 400-600 nghìn đồng. Nếu gây tai nạn sẽ bị phạt tiền 4-5 triệu đồng theo Theo điểm b, khoản 7, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng. Như vậy, với các mức phạt trên cũng như các hình thức xử phạt bổ sung theo Nghị định NĐ100/2019/NĐ-CP (đã được bổ sung, sửa đổi tại Nghị định NĐ123/2021/NĐ-CP) sẽ giúp cho người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cũng như hạn chế các vụ tai nạn giao thông xảy ra. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
"Xe máy tham gia giao thông mà quên mang bảo hiểm xe máy thì bị phạt bao nhiêu?" - Không phải ai cũng am hiểu, rõ ràng từng quy định liên quan đến xử phạt vi phạm an toàn giao thông. Dưới đây, VietLawyer xin chia sẻ quy định về xử phạt đối với hành vi tham gia giao thông không mang bảo hiểm xe máy. 1. Khi điều khiển phương tiện cần mang theo các giấy tờ: Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: - Đăng ký xe. - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55  Luật Giao thông đường bộ 2008. - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Như vậy, khi tham gia giao thông thì người lái xe phải mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 2. Xử phạt hành vi không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Điều 23. Phạt tiền – Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020) 1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội. 2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này: a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa; b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính. 3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này. 4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Chính phủ quy định chi tiết khoản này. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị M (Hà Nội) có gửi câu hỏi về cho Vietlawyer như sau: "Xin chào Luật sư. Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2021 nhưng dạo gần đây chúng tôi liên tục xảy ra mâu thuẫn và đã không còn ở chung với nhau nữa. Tôi muốn ly hôn nhưng tôi có phát hiện Giấy đăng ký kết hôn của tôi bị mất và Toà nói nếu không có Giấy đăng ký kết hôn thì không giải quyết cho tôi. Trong trường hợp này thì thủ tục cấp lại Giấy đăng ký kết hôn thực hiện như thế nào vậy? Tôi xin cảm ơn Luật sư." Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Công ty Vietlawyer. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: “Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/1/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại”. Như vậy, để giải quyết việc ly hôn trước tiên bạn cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã, (có thể là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc nơi bạn đang cư trú hiện nay) để nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Thủ tục này được quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau: - Tờ khai theo mẫu quy định; - Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn. Trong năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại khoản 2 điều 18 của Luật Hộ tịch. Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. - Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại khoản 2 điều này. - Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 1/1 của năm đăng ký kết hôn trước đây. Sau khi được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bạn có quyền nộp đơn xin ly hôn gửi lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết việc ly hôn với chồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Luật Đất đai 2024 vừa được thông qua vào ngày 18/1 đã trở thành luật quan trọng, bởi đây là nền tảng pháp lý để tạo dựng một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường bất động sản trong thời gian tới. Đầu tiên, Luật Đất đai 2024 cho phép mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất và các quy định về tập trung đất nông nghiệp, tích tụ đất nông nghiệp. Thứ hai, Luật Đất đai 2024 quy định 31 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và quy định riêng trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng không thuộc các trường hợp quy định tại điều trước đó thì Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung thêm các trường hợp thu hồi đất. Thứ ba, Luật Đất đai 2024 đã bỏ khung giá đất và quy định bảng giá đất, theo đó bảng giá đất được xây dựng hằng năm và bảng giá đất lần đầu được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026 và được điều chỉnh từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc này sẽ giúp cho bảng giá đất tiệm cận giá đất thị trường, nhưng quy định này cũng sẽ làm gia tăng áp lực công việc cho các địa phương. Thứ tư, Luật Đất đai 2024 bổ sung thêm Chương VIII về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất, trước đó nội dung này không có trong Luật Đất đai 2013. Thứ năm, để đồng bộ với quy định phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất, Luật Đất đai 2024 cũng quy định cụ thể việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất sạch do Nhà nước tạo lập hoặc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, cũng như đất chưa giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thứ sáu, Luật Đất đai 2024 quy định khá thoáng về việc sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với hầu hết dự án phát triển kinh tế - xã hội, gồm cả dự án nhà ở xã hội, chỉ trừ một số hạn chế đối với dự án nhà ở thương mại. Theo đó, dự án nhà ở thương mại chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở và người có đất ở đề xuất làm dự án nhà ở thương mại thì phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Thứ bảy, Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất có quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất, gồm trả tiền thuê đất hằng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Thứ tám, Luật Đất đai 2024 được cho phép áp dụng ngay một số quy định mà không cần chờ đến ngày có hiệu lực 1/1/2025. Có thể kể đến như quy định về định giá đất hoặc các quy định về sử dụng đất để thực hiện dự án lấn biển nhằm tháo gỡ các vướng mắc từ thực tiễn, nhất là việc cho phép áp dụng ngay các quy định về định giá đất sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ xây dựng và ban hành Nghị định quy định về giá đất. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị K (Nghệ An) có đặt câu hỏi cho Vietlawyer như sau: "Xin chào luật sư. Hiện tại gia đình tôi đang muốn chuyển đổi từ đất phi nông nghiệp sang đất ở thì gia đình chúng tôi phải nộp những khoản tiền nào ạ? Mong được luật sư giải đáp. Tôi cảm ơn." Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Công ty Vietlawyer. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: 1. Đất phi nông nghiệp là gì? Đất phi nông nghiệp là một danh mục đất rộng lớn, không phục vụ mục đích nông nghiệp mà thay vào đó được dành cho nhiều mục đích khác nhau. Nhìn chung, đất này bao gồm nhiều loại, từ đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đến đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đến đất ở đô thị và nhiều loại đất khác, mà tất cả đều không dành cho mục đích làm nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp, một nhóm đất có mục đích sử dụng đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quản lý đất đai theo Luật Đất đai 2013. Theo khoản 2 Điều 10 của luật này, đất phi nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất khác nhau, mỗi loại đều phục vụ cho mục đích cụ thể và đóng góp vào sự phát triển đa chiều của xã hội. Đất ở là một phần quan trọng của nhóm đất này, với đất ở tại nông thôn và đô thị, còn được gọi là đất thổ cư, đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng những không gian sống và làm việc cho cộng đồng. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất dành cho quốc phòng, an ninh đóng góp vào cơ sở hạ tầng và an ninh quốc gia. Ngoài ra, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, bao gồm đất khu công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế và sản xuất. Đất sử dụng cho mục đích công cộng như đất giao thông, thủy lợi, và đất có di tích lịch sử – văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển cộng đồng. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng cũng có đất riêng để phục vụ nhu cầu tôn giáo của cộng đồng, trong khi đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng giữ gìn và tôn vinh ký ức của người đã khuất. Với sự đa dạng này, nhóm đất phi nông nghiệp không chỉ phản ánh sự phức tạp của đời sống xã hội mà còn chứa đựng những cơ hội lớn cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của đất đai trong cộng đồng. 2. Các loại phí phải nộp khi chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở  Chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở là quá trình thay đổi mục đích sử dụng của một khu vực đất từ mục đích ban đầu không phải là nông nghiệp sang mục đích làm đất ở. Điều này có thể xảy ra khi một khu vực đất, ban đầu được xác định cho các mục đích khác như công nghiệp, dịch vụ, hoặc khác, sau đó được quyết định chuyển đổi để phát triển dự án nhà ở, khu đô thị, hoặc các mục đích dân cư khác. Phí chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở bao gồm: Tiền sử dụng đất Tiền sử dụng đất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư, đặc biệt là khi xem xét hai trường hợp cụ thể theo quy định của Nghị định 45/2014/NĐ-CP. Trong Trường hợp 1, khi chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở, quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP rõ ràng chỉ đạo về việc không công nhận đất này là đất ở thuộc khu dân cư. Trong trường hợp này, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa giá đất ở và giá đất nông nghiệp. Điều này áp dụng khi đất vườn, ao được chuyển sang làm đất ở và người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền. Trong Trường hợp 2, khi chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở, quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP chỉ đạo về việc tính tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa giá đất ở và giá đất nông nghiệp. Trong trường hợp này, tiền sử dụng đất phải nộp là mức chênh lệch giữa giá đất ở và giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổng cộng, cả hai trường hợp trên đều thể hiện rằng việc nộp tiền sử dụng đất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở được quy định chặt chẽ và minh bạch, đồng thời giúp đảm bảo công bằng trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận – Đối tượng áp dụng: Nộp lệ phí trước bạ khi được cấp Giấy chứng nhận mới. – Mức nộp: Từ 100.000 đồng trở xuống/lần cấp. Lệ phí trước bạ – Đối tượng phải nộp: Đa số các trường hợp không phải nộp, chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận mà được miễn lệ phí trước bạ, sau đó được chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc diện phải nộp lệ phí. – Cách tính lệ phí trước bạ: Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5% Phí thẩm định hồ sơ Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên: – Không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này. – Nếu có thu thì mức thu giữa các tỉnh thành là không giống nhau. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Các loại hình dịch vụ vận tải chở thuê hàng hoá được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Khi được thuê vận chuyển hàng hoá cho người khác, người chở thuê có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hoá trên xe. Nếu phát hiện hàng hoá trên xe là hàng hoá sai phạm, người chở thuê có nghĩa vụ phải báo cho cơ quan có thẩm quyền. Nếu biết hàng hoá sai phạm mà vẫn tiếp tục chở thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy theo quy định hiện hành, người vận chuyển hàng hóa sai phạm bị xử phạt hành chính như thế nào?  Đối với xe chở hàng thuê, họ có trách nhiệm phải tìm hiểu hàng hóa mà họ vận chuyển có hóa đơn, chứng từ hay không, có thuộc diện hàng cấm hay không. Trách nhiệm chứng minh người lái xe biết hay không biết thuộc cơ quan bảo vệ pháp luật, phòng chống buôn lậu. Trường hợp cơ quan chức năng chứng minh được lái xe biết hoặc buộc phải biết hàng hóa đó không có hóa đơn nhưng vẫn cố tình vận chuyển thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người lái xe có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển hàng cấm được quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Về xử phạt hành chính, theo Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu như sau: Điều 15. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu 1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau: a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng; b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng; c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng; h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. 2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây: a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; c) Hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt con trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi. 3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với: a) Hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu; b) Hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu; c) Hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này; b) Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này. Như vậy, người vận chuyển hàng hóa sai phạm thì tùy mức độ vi phạm mà có thể bị phạt tiền từ 500.000 đến 100 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vận tải vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666