Tất cả sản phẩm

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác 1.Khái niệm tố giác, đơn tố giác tội phạm? - Khái niệm tố giác Trước hết, tố giác tội phạm là hành vi của cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 như sau: Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố 1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. … 4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản. … Theo đó, tố giác tội phạm có một số đặc điểm đáng chú ý là: + Là hành vi của cá nhân: Hành vi của cá nhân là chủ động và có thể là bất kỳ cá nhân nào trong xã hội, không phân biệt công việc, nơi ở, trình độ học vấn…; + Cá nhân này có phát hiện và thực hiện tố cáo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định về những hành vi có dấu hiệu tội phạm: Điều này có nghĩa là cá nhân chỉ cần nghi ngờ, có căn cứ nhận thấy có thể phát sinh tội phạm là có thể thực hiện tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; + Được lập thành văn bản hoặc chỉ thực hiện thông qua lời nói: Nếu là lời nói thì thông tin này phải được cơ quan có thẩm quyền lập biên bản và ghi vào sổ tiếp nhận. Việc tiếp nhận thông tin tố giác có thể được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định pháp luật.  - Khái niệm đơn tố giác Đơn tố giác tội phạm được hiểu là văn bản thể hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội của cá nhân và việc tố cáo hành vi này với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, đơn tố giác tội phạm chưa được ban hành mẫu, vậy nên, khi thực hiện việc tố giác tội phạm, cá nhân có thể dựa trên trình tự thời gian diễn ra vụ việc/hành vi vi phạm pháp luật để trình bày đơn. Đơn tố giác tội phạm cũng có thể được có tên khác là đơn trình báo tội phạm. Như vậy, tố giác tội phạm là cá nhân chủ động tố cáo hành vi có dấu hiệu phạm tội tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ngay khi phát hiện. Tố giác tội phạm có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc thông qua đơn tố giác tội phạm/đơn trình báo. 2.Thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác tội phạm là của cơ quan nào? Căn cứ Điều 145 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, Điều 5, Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác tội phạm của cá nhân như sau: Điều 5. Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm 1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm: a) Cơ quan điều tra; b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; c) Viện kiểm sát các cấp; d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác. 2. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm a) Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình. b) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đơn tố giác tội phạm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Đăng ký làm hộ chiếu online 2023 cần làm gì? Hiện nay, người dân có thể làm căn cước công dân, mở tài khoản ở Cổng dịch vụ công quốc gia và chọn nộp hồ sơ ở mục dịch vụ cấp hộ chiếu. Việc cấp hộ chiếu online giúp công dân tiết kiệm thời gian. Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu cách thức làm hộ chiếu online. 1. Giấy tờ cần chuẩn bị khi làm hộ chiếu online Khi làm hộ chiếu online, bạn cần chuẩn bị trước các hồ sơ giấy tờ sau: - Ảnh chân dung, ảnh chụp căn cước công dân phải là ảnh .jpg, kích thước <4MB. - Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu, trường hợp bị mất hộ chiếu, phải có đơn trình báo mất hộ chiếu hoặc thông báo về việc. 2. Đăng ký làm hộ chiếu online 2023 Căn cứ vào nội dung tại Phần II Danh mục thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 6968/QĐ-BCA năm 2022. Thủ tục làm hộ chiếu online mới nhất từ năm 2023 như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm hộ chiếu online theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ phải được chứng thực điện tử theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa được chứng thực điện tử thì gửi hồ sơ về cơ quan tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Bước 2: Nộp hồ sơ - Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và gửi bổ sung hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích theo thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (nếu có). - Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông thanh toán trực tuyến và nhận biên lai điện tử. + Thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông hoàn chỉnh hồ sơ. + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ, trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. - Người đề nghị cấp hộ chiếu có thể đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính và phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Bước 3: Nhận kết quả - Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trực tiếp nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả, xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính. - Trường hợp chưa cấp hộ chiếu phổ thông thì thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do. - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ, trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. Đối với thủ tục làm hộ chiếu online có gắn chíp điện tử: Trình tự, thủ tục làm hộ chiếu online gắn chíp điện tử tương tự như thủ tục làm hộ chiếu online không gắn chíp với những bước như trên. Tuy nhiên, ở bước 2 nộp hồ sơ, cán bộ quản lý xuất nhập cảnh sẽ thực hiện chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VIETLAWYER về cách thức đăng ký làm hộ chiếu online. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hộ chiếu (passport) phổ thông là một loại giấy tờ thông hành được cấp cho mọi công dân trong một nước. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được về thủ tục này. Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu. Căn cứ Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, thủ tục làm hộ chiếu phổ thông như sau: 1. Hồ sơ làm hộ chiếu - Tờ khai theo mẫu - Ảnh chân dung - Bản sao Giấy khai sinh/trích lục khai sinh với người chưa đủ 14 tuổi. - Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất nếu đã được cấp hộ chiếu. Trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo đã tiếp nhận đơn báo mất của cơ quan có thẩm quyền. - Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân nếu có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu được cấp lần gần nhất; - Bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp. Nếu bản chụp không có chứng thực thì phải xuất trình thêm bản chính để kiểm tra, đối chiếu. 2. Nơi làm hộ chiếu 2.1.Trường hợp cấp lần đầu - Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú, nơi tạm trú; - Nếu có Căn cước công dân thì được làm tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi nhất. - Nếu thuộc một trong các trường hợp đặc biệt sau thì được làm tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an: a) Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh; b) Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết; c) Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; d) Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định. 2.2. Trường hợp xin cấp từ lần hai trở đi + Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh bất kỳ; + Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an. 3. Trình tự các bước làm hộ chiếu Bước 1: Điền tờ khai Bước 2: Công chức làm thủ tục đối chiếu thông tin, chụp ảnh, lấy vân tay Công chức làm thủ tục kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất, nhập cảnh. Chụp ảnh chân dung, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu. Bước 3: Nộp lệ phí, cấp giấy hẹn trả kết quả Trường hợp chưa cấp hộ chiếu cho cá nhân, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VIETLAWYER về thủ tục làm hộ chiếu phổ thông trực tiếp đơn giản. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh như thế nào? Hiện nay, khá nhiều người quan tâm đến thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh bởi tên họ bị trùng lặp nhiều dẫn đến gặp khó khăn trong các giao dịch. Vậy thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh như thế nào? Sau đây VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu. 1. Các trường hợp được thay đổi tên Theo Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc muốn thay đổi họ tên thì phải có căn cứ và quyền thay đổi họ tên thực hiện như sau: Điều 28: Quyền thay đổi tên 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. 2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó 3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. 2. Hồ sơ làm thủ tục đổi tên, họ khai sinh Tờ khai cải chính hộ tịch theo mẫu quy định  Bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi họ, tên và các giấy tờ có liên quan làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên 3. Thủ tục thay đổi họ, tên trong giấy khai sinh Căn cứ Điều 28 và Điều 47 Luật Hộ tịch năm 2014, thủ tục thay đổi họ, tên của công dân được tiến hành như sau: Bước 1: Nộp Tờ khai Người yêu cầu thay đổi họ tên nộp Tờ khai cải chính hộ tịch theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Đồng thời, cần xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi họ, tên và các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên của người đó. Bước 2: Nhận kết quả Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Sau đó, ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc. Trường hợp đăng ký thay đổi họ, tên không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VIETLAWYER về thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Các trường hợp đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng? - Hiện nay, kết quả thực hiện thủ tục sẽ là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Do đó, không phải nhãn hiệu nào đăng ký cũng được cấp văn bằng bảo hộ, trên thực tế, rất nhiều nhãn hiệu bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về các trường hợp đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng như sau: 1. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; - Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. 2. Các trường hợp đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng: - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; - Nhãn hiệu là dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. - Nhãn hiệu là hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu; - Nhãn hiệu là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến; - Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; - Nhãn hiệu là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; - Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này; - Nhãn hiệu là dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm. - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. Trên đây là các trường hợp đăng ký nhãn hiệu bị từ chối. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được hỗ trợ.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu  - Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân và không phải là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký nhãn hiệu trước sẽ được luật pháp công nhận và được bảo vệ về mặt pháp lý. Họ có toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh tiếng của minh trên thị trường. Các tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu đó sau sẽ không được bảo hộ. Công ty luật Vietlawyer sẽ phân tích 1. Điều kiện thực hiện - Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu: + Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình  + Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó + Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó, đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép + Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó, đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép + Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu   + Người có quyền đăng ký, người đã nộp đơn đăng ký, có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện tương ứng. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: - Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí - 1 Bản sao - Tờ khai - 2 Bản chính (Mẫu tờ khai) - Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu - 1 Bản chính 3. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.  Bước 3:  Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là 7 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Chồng tôi đi tù, trong thời gian đó tôi có con với người đàn ông khác. Hai vợ chồng tôi chưa ly hôn. Vậy tôi có thể làm giấy khai sinh cho con được không? - Chị P.L (Hà Nội) Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Trong trường hợp này, bạn vẫn làm được giấy khai sinh cho con. Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ quy định như sau "1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. 3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này. 4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống" Do đó, con của bạn được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì khi làm giấy khai sinh cho con khi đăng ký khai sinh cho con họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của cha. Như vậy khi chưa ly hôn bạn vẫn làm giấy khai sinh được cho con. Về phần cha của con trong giấy khai sinh: Nếu người chồng có chứng cứ đứa con không phải là con ruột của mình thì người chồng có thể yêu cầu Tòa án xác định không phải là con của mình hoặc người yêu của bạn yêu cầu làm thủ tục nhận con.  Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tôi và bạn trai sống thử và có con. Con đã sinh được 1 tháng, tôi muốn làm giấy khai sinh cho con có được không? - Chị B.Nụ (Hà Giang) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Hai bạn chưa đăng ký kết hôn thì con vẫn được đăng ký khai sinh. Nhưng lúc này, các cán bộ hộ tịch sẽ đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp trẻ chưa xác định được cha hoặc mẹ bởi hai bạn chưa đăng kí kết hôn.  Hồ sơ thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn như sau:  Tại Điều 15, Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau "1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. 3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này. 4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. 5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Các căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định - Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận). Các giấy tờ xác định việc sử dụng đất ổn định: - Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất; - Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất - Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất - Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; - Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất; - Thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; giấy tờ nộp tiền điện và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký. Trường hợp không khai thác được thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bổ sung Giấy xác nhận thông tin về cư trú - Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất; - Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan; - Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ; - Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Vợ chồng có đăng ký kết hôn đúng theo quy định của pháp luật thì khi tiến hành ly hôn, họ sẽ phải giải quyết các vấn đề như phân chia tài sản, xác định người nuôi con, chế độ cấp dưỡng… và được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Vậy đối với người chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn thì việc chia tài sản chung được xác định ra sao? Bài viết "Không đăng kí kết hôn tài sản chung được chia như thế nào?" sau đây của Công ty Luật VietLawyer sẽ chia sẻ về vấn đề này: Theo quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:  Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn "1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này". Tiếp đó, theo quy định tại điều 16 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau: Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn " 1.Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2.Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập." Do không có quan hệ vợ chồng nên không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng. Quan hệ tài sản sẽ được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo quy định tại điều 207 và 219 Bộ luật Dân sự 2015: Điều 207. Sở hữu chung "Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung." Điều 219. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung " 1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia. 2.Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán."  Như vậy, tài sản sẽ được giải quyết theo nguyên tắc:  - Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đó.  - Tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Hôn nhân là việc xác lập quan hệ vợ chồng khi đã đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật. Nếu chỉ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn thì quan hệ đó không được pháp luật thừa nhận. Những tài sản chung mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân sẽ không được chia theo luật hôn nhân và gia đình mà áp dụng quy định của pháp luật dân sự. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ bị xử phạt thế nào? - Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết. Hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ thì sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Theo quy định tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì: - Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây: + Bản thân bên mua bảo hiểm; + Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm; + Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm; + Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm; + Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình. - Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm. 2. Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức Hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm. Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2019/NĐ-CP). 3. Quy định về đóng phí bảo hiểm nhân thọ Theo Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về quy định đóng phí bảo hiểm như sau: - Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; - Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày. - Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu. - Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Các trường hợp được cấp sổ hồng mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) là giấy tờ pháp lý được Nhà nước cấp để chứng minh quyền sử dụng/ sở hữu hợp pháp của người đứng tên. Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, nếu không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất, để cấp sổ hồng sẽ cần nhiều điều kiện, được quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013: Các trường hợp được cấp sổ hồng mà không có giấy tờ chứng minh bao gồm: Trường hợp 1: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/07/2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 - Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn - UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp  Trường hợp 2: - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15/10/1993; - Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp đất; - Việc sử dụng đất tại thời điểm đề nghị cấp sổ hồng là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Trong trường hợp không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch. Trường hợp 3: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trong thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004; - Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp sử dụng đất; - Phù hợp với quy hoạch hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đất đã sử dụng từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch; - chưa có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp phải thu hồi. Trường hợp 4: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004; - Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp; Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các trường hợp được cấp sổ hồng mà không có giấy tờ chứng minh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/.
 
hotline 0927625666