Tất cả sản phẩm

Chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp - Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển để chạy đua với nhiều vùng kinh tế lớn khác. Theo đó, để có một nguồn lực mạnh về vốn nhằm phát triển hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp, nhà đầu tư đã thực hiện việc quy động thêm nguồn vốn trong đó có việc vay vốn nước ngoài. Tuy nhiên, vì một số lý do nên bên đi vay không thể trả được khoản vay đó đúng hạn. Trong trường hợp này, pháp luật cho phép chuyển đổi khoản vay nước ngoài trên thành vốn góp công ty. Trong bài viết nay, công ty luật Vietlawyer gửi cho khách hàng một số thông tin liên quan đến việc chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp 1. Khái niệm khoản vay nước ngoài Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chỉ khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay. Theo đó, khoản vay nước ngoài sẽ có 02 dạng là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức. 2. Chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp Về bản chất, việc chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp là một hình thức tăng vốn điều lệ cho Công ty. Theo đó, khi chuyển đổi khoản vay thành vốn góp/vốn điều lệ sẽ làm tăng vốn điều lệ cho công ty, đồng nghĩa với việc tăng thêm thành viên/cổ đông cho công ty. Thành viên/cổ đông mới chính là bên cho vay của Công ty. Tuy nhiên, việc góp vốn đã được hoàn tất trước khi Công ty ra quyết định tăng vốn. Số vốn góp tăng thêm tương ứng với khoản vay được hai bên thỏa thuận chuyển đổi và có thêm cổ đông/thành viên góp vốn là bên cho vay. Vì vậy, Công ty khi thực hiện chuyển đổi Công ty phải có sự chấp thuận/phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu và phải tiến hành đăng ký tăng vốn điều lệ và thành viên góp vốn với cơ quan nhà nước. 3. Một số lưu ý khi chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp Việc hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay là một trong những hình thức trả nợ vay không thông qua tài khoản vay được nhà nước cho phép. Khi thực hiện chuyển đổi khoản vay thanh vốn góp các bên phải lưu ý một số điểm như sau: 3.1. Đảm bảo tính pháp lý của khoản vay Theo đó, để khoản vay có thể chuyển đổi thành vốn góp trong công ty, các bên phải đảm bảo được tính pháp lý của khoản vay bao gồm một số điều kiện cơ bản như: – Hợp đồng vay đã được ký kết phải là hợp đồng hợp pháp và đảm bảo được tính pháp lý; – Phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo đối với khoản vay ngắn hạn và đăng ký đối – Khoản vay phải được chuyển vào đúng Tài Khoản Vốn Đầu Tư Trực Tiếp (DICA) hoặc tài khoản vay của Công ty theo đúng quy định của pháp luật. 3.2. Đảm bảo tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài Trong trường hợp góp thêm vốn, Công ty sẽ phải xem xét cả về ngành nghề của công ty đã đăng ký có ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài không. Cụ thể là tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty sau khi tăng vốn phải đảm bảo đúng tỷ lệ theo quy định pháp luật đối với những lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Theo đó, nếu việc góp vốn làm tăng tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì Công ty phải thực hiện 3.3. Đảm bảo thực hiện đầy đủ thủ tục tại cơ quan nhà nước Đối với thủ tục đăng ký tăng vốn tại Cơ quan nhà nước, Bên cho vay phải tiến hành thủ tục đăng ký mua cổ phần/phần vốn góp. Sau khi có kết quả chấp thuận, Công ty sẽ phải tiếp tục tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để thay đổi các thông tin về vốn và thành viên công ty trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) về thông tin thành viên cổ đông, nhà đầu tư, vốn điều lệ, vốn đầu tư. Ngoài ra, do đây là khoản vay nước ngoài nên khi tiến hành vay, Công ty đã phải tiến hành báo cáo đối với khoản vay ngắn hạn và đăng ký đối với khoản vay dài hạn. Vì vậy khi tiến hành chuyển đổi khoản vay, Công ty cũng phải thực hiện việc báo cáo, đăng ký thay đổi theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước đã ban hành. Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý liên quan đến chuyển khoản vay thành vốn góp, nhưng trên thực tế các cơ quan nhà nước có thể yêu cầu khác hơn tùy thuộc vào mỗi tỉnh, thành khác nhau. Ngoài ra, hoạt động chuyển đổi khoản vay thành vốn góp cũng chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật trong lĩnh vực chuyên ngành. Do đó, trong quá trình đàm phán và thực hiện thủ tục chuyển đổi, doanh nghiệp nên tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ những công ty luật am hiểu về lĩnh vực này để tư vấn và giảm thiểu rủi ro. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/    
Người chấp hành xong hình phạt tù có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Câu hỏi của bạn Trường (Bắc Giang) Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho Luật sư, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Luật sư trả lời bạn như sau: Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, quy định như sau: Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trường hợp người đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích thì không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trường hợp người này đã được xóa án tích thì được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Do đó, người chấp hành xong hình phạt tù đã được xóa án tích thì được đăng ký nghĩa vụ quân sự 2024. Người chấp hành xong án phạt tù không thuộc trường hợp tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì phải chấp hành lệnh khám sức khỏe, nếu đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn thì phải tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nghĩa vụ quân sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Giữa tôi và hàng xóm đã có mâu thuẫn từ trước. Cách đây vài hôm trong lúc đi nhậu say về tôi nhìn thấy xe máy của nhà hàng xóm dựng trước sân. Vì đã ghét nhau trước, cộng thêm tinh thần không được tỉnh táo do say rượu, tôi đã có hành vi dùng búa đập vào chiếc xe của hàng xóm. Hậu quả gây hư hỏng chiếc xe trị giá 10 triệu đồng. Sau đó, tôi đã đến xin lỗi và bồi thường cho hàng xóm chi phí để sửa chữa xe. Vậy trong trường hợp này tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi hủy hoại tài sản hay không? Câu hỏi của anh Hải (Nam Định). Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: 1. Hành vi hủy hoại tài sản của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau: Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác ... 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này; b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác; d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có; đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác; e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này; b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này; b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này; c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Như vậy, hành vi hủy hoại gây thiệt hại về tài sản của người khác, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: (1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. (2) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. (3) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. 2. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại gây thiệt hại về tài sản của người khác được quy định như thế nào? Căn cứ khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội hủy hoại tài sản như sau: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. ... Như vậy, theo quy định này, trong trường hợp bạn có hành vi hủy hoại tài sản gây thiệt hại về tài sản của hàng xóm với giá trị thiệt hại là 10 triệu đồng. Do đó, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên. 3. Hành vi hủy hoại tài sản của người khác nhưng đã đền bù thiệt hại rồi thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021) quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”. ... Như vậy, theo quy định trên thì tội huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Do đó, mặc dù đã đền bù thiệt hại thì bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi hủy hoại tài sản của người khác. Tuy nhiên, việc bạn đã bồi thường thiệt hại cho hàng xóm có thể được coi là căn cứ để tòa xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Bạn An - Lào Cai có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau: "Công dân có thể làm thủ tục đổi thẻ căn cước công dân ở đâu?"   Công ty Luật VietLawyer xin trả lời câu hỏi của bạn An - Lào Cai như sau: Theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 thì công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau để làm thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân: + Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an; + Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; + Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Chị Lâm - Tuyên Quang có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau: "Người bị lưu lạc có bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân khi nhận lại cha mẹ ruột của mình hay không?"   Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: Theo Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi họ như sau: Quyền thay đổi họ 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây: a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại; b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi; c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ; d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con; đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi; g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ; h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. 2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. 3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ. Căn cứ Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi tên như sau: Quyền thay đổi tên 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. 2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. 3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. Theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau: Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây: a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; d) Xác định lại giới tính, quê quán; đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân; e) Khi công dân có yêu cầu. 2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây: a) Bị mất thẻ Căn cước công dân; b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam. Theo quy định trên, trong trường hợp người bị lưu lạc nhận lại cha mẹ ruột của mình, sau đó người này thay đổi họ, tên thì phải đổi thẻ căn cước công dân. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
     Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong luật tố tụng hình sự. Vậy, đối tượng nào bị tam giam? Tài sản của người bị tạm giam sẽ do ai bảo quản?- VietLawyer sẽ phân tích và làm sáng tỏ nội dung trên cho bạn đọc: 1. Tạm giam là gì?      Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại …     Tạm giam là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do thân thể của công dân căn cứ theo Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo trong những trường hợp sau: 1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. 2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. 3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. 4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; b) Tiếp tục phạm tội; c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. 5. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn. 6. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết. 2. Tài sản của người bị tạm giam sẽ do ai bảo quản?      Căn cứ vào Điều 120 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam như sau: 1. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thích là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao người đó cho người thân thích khác chăm nom; trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. 2. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản. 3. Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết việc chăm nom, chăm sóc người thân thích và bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án.      Theo như quy định trên, trường hợp người bị tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản.      Cơ quan ra quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giam biết viêc bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề đối tượng nào bị tam giam, tài sản của người bị tạm giam sẽ do ai bảo quản. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về tạm giam, tạm giữ, bắt người hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại … Vậy thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không? - Vietlawyer sẽ giải đáp cho bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không? Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: 1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. 2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng. Theo như quy định trên, thời gian tạm giam được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. 2. Thời hạn tạm giam để điều tra vụ án hình sự là bao lâu? Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau: 1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau: a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng; b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng; c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng; d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng. 3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát: a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương. ....      Theo như quy định trên, thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.      Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Người nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam như thế nào ? -  Người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có nhiều hình thức đa dạng để có thể lựa chọn. Một trong những hình thức đó là góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn của doanh nghiệp Việt Nam. nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện và thủ tục nhất định theo Luật Đầu tư 2020 và các quy định liên quan khác. Thông qua hình thức đầu tư này, nhà đầu tư có quyền tham gia quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. 1. Các hình thức góp vốn, mua lại cổ phần,  phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài Căn cứ theo điều 25 Luật đầu tư 2020, nhà đầu tư được phép đầu tư thông qua góp vốn, mua lại cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam theo các hình thức sau đây: Nhà đầu tư góp vốn vào tổ chức kinh tế dưới hình thức: - Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần; - Góp vốn vào công ty trách nhiêm hữu hạn, công ty hợp danh; - Góp vốn vào rổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại hai hình thức nêu trên. Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây: - Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông - Mua phần vôn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh; - Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại 3 hình thức trên Lợi ích của hình thức đầu tư mua cổ phần, phần vốn góp Mua cổ phần, phần vốn góp của một doanh nghiệp Việt Nam có thể mang lại một số lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài, như tiết kiệm thời gian và chi phí, tránh rủi ro, tiếp cận các nguồn tài nguyênn và mạng lưới hiện có, và nâng cao danh tiếng và uy tín của nhà đầu tư trên thị trường nội địa Việt nam. Bên cạnh đó, do doanh nghiệp đã được thành lập từ trước, nhà đầu tư có thể tiếp tục thừa hưởng các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp mà không phải thực hiện các thủ tục thành lập  2. Thủ tục đầu tư  Việc mua lại cổ phần, phần vốn góp là một hình thức đầu tư phổ biến dành cho người nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bên cạnh hình thức thành lập tổ chức kinh tế mới. Theo đó, người nước ngoài khi đầu tư thông qua hình thức này cần đáp ứng các điều kiện và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật đầu tư. 3. Một số lưu ý cho nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh những lợi ích đã nêu trên, hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của một doanh nghiệp Việt Nam cũng đặt ra một số thách thức và rủi ro đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong số đó phải kể đến như vấn đề thẩm định về năng lực tài chính, thẩm định về các vấn đề pháp lý, vấn đề định giá, vấn đề hội nhập, và sự khác biệt văn hóa.  3.1 Lưu ý liên quan đến việc thẩm định doanh nghiệp  Nếu muốn đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện việc thẩm định toàn diện doanh nghiệp trên các phương diện pháp lý, tài chính, tình hình kinh doanh và các phương diện khác của doanh nghiệp. Quá trình thẩm định trước khi đầu tư có thể tốn thời gian, tốn kém và khó khăn tùy thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Nhưng điều này sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài hạn chế được được rủi ro đến mức tối thiểu và đánh giá được tiềm năng trong tương lai khi tiến hành hoạt động đầu tư của mình. Theo đó, nhà đầu tư cũng có thể thẩm định doanh nghiệp bằng việc tiến hành hoạt động kiểm toán thực hiện bởi các công ty kiểm toán chuyên nghiệp trước khi tiến hành đầu tư để đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, tài sản và nợ của doanh nghiệp. 3.2. Xác định ngành nghề, lĩnh vực đầu tư và số vốn dự kiến đầu tư Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cần xác định các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà mình muốn đầu tư có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật về đầu tư và các Hiệp định thương mại. Những ngành và lĩnh vực này sẽ yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện hoặc nhận được một số phê duyệt hoặc giấy phép trước khi đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài cần xác định tỷ lệ mua phần vốn góp mà mình muốn mua để xét xem tỷ lệ này có bị giới hạn hoặc hạn chế nào theo Luật Đầu tư hoặc các quy định liên quan khác không. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể cần tuân theo các quy định của các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam là bên tham gia liên quan đến hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, sự tham gia của đối tác Việt Nam trong hoạt động đầu tư, v.v 3.3. Đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật liên quan đến đầu tư tại Việt Nam Mua lại cổ phần, phần vốn góp có thể tạo ra sự thay đổi liên quan đến tỷ lệ sở hữu trong một doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài cần đảm bảo rằng việc mua vốn góp tuân thủ các luật và quy định liên quan tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà đầu tư nước ngoài cũng cần tuân theo các thủ tục đăng ký mua vốn góp của các công ty Việt Nam tại cơ quan đăng ký đầu tư. Các thủ tục có thể thay đổi tùy theo ngành và lĩnh vực kinh doanh, tỷ lệ đầu tư, và ảnh hưởng của đầu tư đối với thị trường hoặc quyền lợi của người tiêu dùng. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Anh Nam có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan không?" Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau:   Việc công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan không được quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP như sau: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 của Luật Quản lý thuế. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của hải quan được quy định như sau: 1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức. ... Như vậy, công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan khác với mức phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức. Do người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan có thể bị xử phat vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất 10.000.000 đồng nên công chức Hải quan đang thi hành công vụ không có quyền xử phạt người này. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải quyết.
Chị Lan có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan là bao lâu?" Công ty VietLawyer xin trả lời như sau:   Theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế: a) Đối với vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm; b) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng hoặc số tiền thuế trốn, số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế. 2. Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo khoản 5, khoản 6 Điều này. ... Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau: Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; ... Theo quy định trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan là 01 năm. Trên đây là câu trả lời của VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp kịp thời
Anh Hiếu - Hải Dương có câu hỏi gửi đến VietLawyer: "Người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?" Chúng tôi xin trả lời của anh Hiếu như sau: Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan được quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 23 Nghị định 128/2020/NĐ-CP như sau: Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế ... 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Đưa vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật; b) Tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan; c) Tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật. ... 4. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; ... 5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; ... Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau: Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả ... 3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức: a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này; b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức; d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân. ... Theo quy định trên, người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan có thể bị xử phat vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính và buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định. Trên đây là tư vấn của VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Cho tôi hỏi, phụ lục hợp đồng lao động có một số điều khoản có cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung nào? Nhờ anh chị Luật sư giải đáp (Anh Văn - Cà Mau) Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho Luật sư, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Luật sư trả lời bạn như sau: 1. Phụ lục hợp đồng lao động là gì? Theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2019, phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận không thể tách rời, dùng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng lao động. 2.Phụ lục hợp đồng lao động có một số điều khoản có cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung nào? Căn cứ quy định Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phụ lục hợp đồng lao động như sau: Phụ lục hợp đồng lao động 1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. 2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực. Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động. 3.Người sử dụng lao động muốn bổ sung phụ lục hợp đồng lao động phải báo trước bao nhiêu ngày? Căn cứ quy định Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau: Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động 1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung. 2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. 3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết. Căn cứ quy định khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phụ lục hợp đồng lao động như sau: Phụ lục hợp đồng lao động 1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. 2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. ... Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động được xem là một bộ phận của hợp đồng lao động. Chính vì vậy, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phụ lục hợp đồng lao động thì cũng phải báo cho bên kia biết. Trong trường hợp người sử dụng lao động muốn bổ sung phụ lục hợp đồng lao động thì phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc cho người lao động về việc bổ sung phụ lục hợp đồng lao động. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về phụ lục hợp đồng lao động. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
 
hotline 0927625666